Dấu hiệu nhận biết đâu là salon tóc nghiệp dư, kém chuyên nghiệp để tránh:
Thợ cắt tóc có bộ móng dài
Móng tay dài ở thợ làm tóc, chuyên gia trang điểm, thợ vẽ chân mày hoặc thợ làm móng tay có thể gây bất tiện cho khách hàng và làm xước móng. Ví dụ, nếu một thợ làm tóc làm việc mà không có găng tay, móng tay của họ có thể bám vào tóc, khiến khách hàng vô cùng khó chịu. Bởi vậy, với thợ làm tóc chuyên nghiệp họ thường không làm móng hoặc cắt ngắn để tiện cho công việc.
Bị phân tâm bởi điện thoại khi đang làm việc
Một người tạo mẫu tóc luôn bị phân tâm bởi điện thoại của mình có thể tạo ra ấn tượng xấu, đặc biệt nếu họ trao đồi về các chủ đề riêng tư hoặc viết tin nhắn bằng một tay trong khi tạo kiểu tóc.
Và tất nhiên, không ai thích ngồi trong một salon nơi các nhân viên "buôn chuyện" với nhau, thảo luận về cuộc sống riêng tư hay khách hàng của họ.
Thợ làm tóc không mát-xa đầu cho bạn trong khi gội
Mát-xa da đầu trong khi gội là một thói quen tiêu chuẩn ở nhiều tiệm tóc chuyên nghiệp. Nó kích thích lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Nó cũng giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để tế bào da chết không tích tụ, dẫn đến gàu. Nếu nhà tạo mẫu tóc không xoa bóp da đầu cho bạn, thì đó là một dấu hiệu đỏ cho thấy dịch vụ ở tiệm này "còn lâu mới cao cấp".
Khăn sạch được cất trên kệ mở
Các salon tóc chuyên nghiệp quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, trong đó có cả cách bảo quản khăn tắm. Chỉ những đồ dệt được bọc riêng lẻ mới được để trên kệ mở, nếu không, chúng sẽ bị bám bụi và việc sử dụng sẽ mất vệ sinh. Những chiếc khăn đã giặt, sờn rách không bao giờ có ở tiệm làm đẹp có chất lượng tốt.
Không hỏi bạn có ưng kiểu tóc mới không
Sau khi làm xong, thợ làm tóc phải luôn hỏi bạn có hài lòng với kết quả không. Điều quan trọng đối với một chuyên gia là nhận được phản hồi bất kể điều đó tốt hay xấu. Nếu bạn cảm thấy rằng họ muốn làm xong càng nhanh càng tốt và không quan tâm đến cảm xúc của mình, tốt hơn hết nên tìm một salon khác.
Thiên Thanh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)