Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 10 điểm chôn cất người chết trong các chum và quan tài gỗ trên các rìa vách đá bấp bênh ở độ cao 50 m tại dãy núi Cardamom, Campuchia từ năm 2003 tới nay.
Một quan tài gỗ được tìm thấy trong nghĩa địa trên vách đá tại núi Khnorng Sroal
thuộc dãy núi Cardamom, tây nam Campuchia.
Đây được cho là dấu vết duy nhất được biết đến về sự tồn tại của một bộ tộc Campuchia đã không còn tồn tại và chưa thể xác định rõ.
Chum đựng xương cốt người chết của bộ tộc cổ xưa đã biến mất.
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Otago của New Zealand, các chum, quan tài gỗ này có niên đại từ năm 1395 - 1650 sau công nguyên.
Thời gian diễn ra tục lệ chôn cất độc đáo này trùng với thời điểm diễn ra sự sụp đổ của Vương quốc Angkor hùng mạnh.
Những chiếc quan tài gỗ được đặt trên vách núi chênh vênh.
Tuy nhiên, thời bấy giờ tại Angkor, những người chết thường được hỏa táng và không có bất kỳ ghi chép nào về tục lệ chôn cất người chết như thế này.
Nơi yên nghỉ của những người đã khuất được bảo vệ nghiêm ngặt trên các vách núi cao, chênh vênh khiến cho những ai muốn tiếp cận chúng rất dễ bị ngã gẫy cổ.
Chum đựng hài cốt người chết của bộ tộc chưa được biết đến sống ở vùng núi cao
tây nam Campuchia
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc để đem được những chiếc chum và quan tài gỗ lên đây là một thử thách lớn đối với những người chịu trách nhiệm an táng trong bộ tộc cổ xưa đã biến mất.
Một chiếc quan tài gỗ hơn 700 năm tuổi
Ngoài ra, các chum đựng thi thể người chết có chiều cao 50 cm. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng người chết đã được đặt vào chum sau khi phần thịt đã phân hủy hết hoặc được gỡ bỏ ra bằng phương pháp thủ công đã được biết đến trong một số nền văn hóa khác.
Một chiếc quan tài gỗ hơn 700 năm tuổi
Các nhà nghiên cứu New Zealand đã tìm thấy các manh mối mới, quan trọng về chủ nhân của tập tục chôn cất người chết bí ẩn này, văn hóa, đời sống, sự thích nghi với môi trường của họ và dự kiến sẽ công bố trong thời gian tới.
Giáo dục Việt Nam