Các ngư dân đánh bắt cá trên biển Đài Loan đã phát hiện bộ xương hàm của người cổ đại sống ở khu vực đảo Bành Hồ từ khoảng 200.000 năm trước. Các hóa thạch này được kéo lên nhờ lưới đánh cá từ tàu ngầm, khoảng 15 dặm (khoảng 25km) ngoài khơi bờ biển phía tây của Đài Loan.
Bộ hàm dưới khỏe mạnh có những chiếc răng rất lớn so với hóa thạch người cổ đại khác đã được tìm thấy trước đây ở khu vực Đông Nam Á.
Xương hàm dưới được phát hiện ngoài khơi cách 15 dặm so
với bờ biển phía tây của Đài Loan
Nơi xương hàm của người cổ đại được phát hiện
Homo erectus (người đứng thẳng) vẫn được tìm thấy ở Java, Indonesia và Trung Quốc. Nhưng, bộ xương hàm của Homo erectus hẹp hơn và có răng nhỏ hơn so với hóa thạch xương hàm được tìm thấy trên biển Đài Loan.
Xương hàm dưới vừa được phát hiện (ở giữa) lớn hơn nhiều so với xương hàm của
Homo erectus từ Indonesia (trái) và Trung Quốc (phải)
Tiến sĩ Chun Hsiang-Chang, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại Bảo tàng quốc gia về Khoa học tự nhiên cho biết, hóa thạch là một xương hàm khá thô sơ, nó thuộc về một loài ngày nay đã tuyệt chủng. Hóa thạch có thể thuộc về một loại mới của Hominin cổ không được xác định trước đó hoặc người cổ đại nhập cư từ châu Phi di chuyển vào khu vực này.
Ông cho biết thêm, khám phá này đã chứng minh quan điểm trước đây là không đúng khi nghĩ rằng Homo erectus là loài người cổ đại duy nhất còn sống trên lục địa châu Á cho đến khi xuất hiện người hiện đại.
Sau khi kéo lưới và tìm thấy hóa thạch, các ngư dân đã bán hóa thạch cho một cửa hàng đồ cổ tại địa phương. Người đàn ông có tên là Kun-Yu Tsai đã mua nó. Sau đó, anh ta đã tặng bộ sưu tập của mình cho Bảo tàng quốc gia về Khoa học tự nhiên tại Đài Loan, nơi tiến sĩ Chang hoạt động.
Thu Trang (Theo Giadinhvietnam.com)