Quan niệm “tháng cô hồn” được hình thành dựa trên truyền thuyết của Đạo giáo về việc mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.
Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này.
Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kị mỗi dịp tháng cô hồn tới.
Vào tháng này, người ta đều kiêng không làm những việc đại sự như làm nhà, cưới hỏi, chuyển nhà…vì cho rằng cuộc sống sau này dễ gặp nhiều tai ương.
Theo dân gian, việc bơi ở sông, biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn vì đó là nơi ma quỷ thường sinh sống và dễ bị chúng kéo chân, trêu đùa.
Đặc biệt, người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. Trẻ em lại càng không nên ra đường buổi đêm.
Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
Tháng cô hồn có thể được coi là tháng “đi nhẹ, nói khẽ cười duyên” vì ai cũng lo sợ sẽ gặp phải những vận rủi. Những công việc linh đình thường không được tổ chức. Người ta thường làm nhiều việc thiện để tích đức và xua đuổi tà ma, giúp đỡ những người nguy cấp, hạn chế sát sinh, ăn chay tránh điềm dữ
Người ta tổ chức lễ cúng cô hồn, trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối bởi như thế là phạm thượng.
Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo.
Nhìn chung, không có bất cứ một căn cứ khoa học này cho những vận rủi sẽ đến vào tháng cô hồn hay sự xuất hiện của ma quỷ. Tuy nhiên người Việt vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy danh sách những điều cấm kị trong tháng 7 âm lịch còn khá dài và mơ hồ.
Tháng 7 với tục cũng những linh hồn phiêu bạt thể hiện tấm lòng vị tha của người Việt nói riêng và người Á Đông nói riêng, dù ai có phạm sai trái đến đâu thì mặc dù phải chịu phạt những vẫn xứng đáng được hưởng tình thươn
Depplus.vn