Theo Daily Mail, người phụ nữ Balguda Buco trong làng Duss của bộ lạc Karo ở thung lũng Omo, miền nam Ethiopia sẽ là người mẹ đau khổ nhất thế giới bởi cô đã sinh ra 15 đứa con (7 nam và 8 nữ), nhưng chúng đều bị trưởng tộc "kết án tử hình" và ném cho cá sấu ăn.
Balguda Buco sống cô đơn một mình
Trưởng tộc Buco cho rằng, cô đã sinh ra những đứa trẻ bị nguyền rủa và không mang lại may mắn cho ngôi làng và cho bộ tộc. Bi kịch bắt đầu từ trước khi Buco kết hôn, chồng của cô đã không tham gia vào một buổi lễ truyền thống của bộ lạc – một nghi thức đầu tiên mà nam giới phải hoàn thành trước khi lấy vợ. Khi Balguda tổ chức hôn lễ, tộc trưởng đã tuyên bố, bất cứ đứa trẻ nào mà họ sinh ra đều bị coi là bất hợp pháp và sẽ bị “tử hình” khi chào đời.
Vì vậy, một số đứa trẻ bị ném làm thức ăn cho cá sấu và một đứa sẽ bị ném vào rừng. Hiện tại, Buco đã 45 tuổi và sống buồn bã một mình với người trong làng.
Trong các bộ lạc Omo Valley, khi một người phụ nữ bắt đầu mang thai, số phận của đứa trẻ sẽ được công bố. Người lớn tuổi nhất bộ lạc sẽ là người tuyên bố điều này.
Mặc dù người phụ nữ ở bộ lạc Omo Valley rất yêu thương con cái nhưng họ sợ bị nguyền rủa và bị đuổi ra khỏi bộ lạc nên họ sẽ tuân thủ theo quy định của trưởng tộc. Tiêu chuẩn để xem xét một đứa trẻ bị nguyền rủa rất đơn giản: các cặp song sinh hoặc đa thai, đứa trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ở hàm trên chứ không phải hàm dưới.
Số phận những đứa trẻ được quyết định từ trong bụng mẹ.
Các trưởng lão khẳng định rằng, những đứa bé bị nguyền rủa sẽ mang lại sự diệt vong cho toàn bộ bộ lạc. Chính vì thế mà phải giết chúng trước khi tai họa xảy đến. Mỗi năm có khoảng 300 đứa trẻ ở Ethiopia đã bị thực hiện như vậy.
Người dân bộ lạc vô cùng mê tín dị đoan, họ tin rằng nếu không xử lý được đứa trẻ bị nguyền rủa, cả bộ lạc sẽ không được may mắn như hạn hán, nạn đói và chết chóc.
Mặc dù chính phủ Ethiopia đã cố gắng ngăn cấm hủ tục này nhưng mỗi ngày, những đứa trẻ vẫn bị quẳng cho cá sấu, linh cẩu ăn thịt hay bị bỏ đói cho đến chết.
Năm 2012, bộ lạc Karo cuối cùng đã chấp thuận chấm dứt quan niệm đáng sợ này nhờ nỗ lực của Lale Labuko và John Rowe, người sáng lập tổ chức từ thiện Omo Child. Tổ chức này đã dành nhiều thời gian để thuyết phục những người cha, người mẹ Bana và Hamer đem những đứa trẻ mingi cho gia đình khác thay vì giết chúng.
Người dân quẳng những đứa trẻ xuống sông cho cá sấu ăn thịt.
Hình ảnh một cặp song sinh được sống sót, nhưng thông thường trong bộ lạc
đại đa số các cặp sinh đôi hoặc đa thai là do bị nguyền rủa và phải
chịu đựng cái chết trước khi diệt vong.
Shomo Bulka (4 tuổi) nằm trong tay vú em tại trại trẻ mồ côi. Cậu bé đã bị
nguyền rủa nhưng may mắn được sống sót do cha đẻ báo với cảnh sát.
Những đứa trẻ may mắn thoát chết.
Hủ tục này đến nay vẫn còn tồn tại.
Theo Khám Phá