Anh Vava Suresh có tình yêu đặc biệt với loài rắn
Anh Vava Suresh (40 tuổi) là một nhà bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ. Suresh cho biết sứ mệnh của cuộc đời anh là "yêu thương và bảo vệ" những con rắn ngay cả khi chúng có nọc độc. Tính đến nay, Suresh đã giải cứu hơn 30.000 con rắn. Khả năng và sở thích đặc biệt của Suresh khiến mọi người đặt cho anh biệt danh là "Người rắn". Cư dân ở khắp nơi trong bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đều gọi cho Suresh khi muốn bắt một con rắn một cách an toàn ra khỏi nhà họ.
Anh Suresh sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Thiruvananthapuram. Anh có nhận thức hoàn toàn khác với mọi người về loài rắn. Suresh nói rắn là sinh vật hiền lành, đáng yêu, chúng cần được con người đối xử tử tế và bảo vệ.
Anh chia sẻ: "Rắn là một phần cuộc sống của tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi không biết tại sao tôi lại yêu chúng. Từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã chứng kiến người khác giết hại rắn rất dã man. Tôi thấy rất thương chúng. Đồng thời, hình tượng rắn trong các đền thờ khiến tôi cảm thấy rắn rất linh thiêng và cần được bảo vệ".
Năm 12 tuổi, Suresh đã cứu được con rắn đầu tiên, đó là một con rắn hổ mang nhỏ. Anh đã giấu con rắn trong nhà mình và cẩn thận nghiên cứu hành vi của nó. Dần dần, Suresh bắt đầu biết cách bắt những con rắn mà không làm chúng hay bản thân anh bị thương. Tính đến nay, anh đã cứu được 12 con rắn hổ mang chúa, 7.000 con rắn hổ mang Ấn Độ, khoảng 1.600 đến 1.700 con rắn độc vipers, 150 con rắn cạp nong...
Điều đặc biệt là Suresh không dùng bất cứ dụng cụ nào cho công việc nguy hiểm của mình. Anh bắt tất cả những con rắn, kể cả loài có nọc độc nhất bằng tay không. Điện thoại di động của Suresh thường reo liên tục, mỗi khi nhìn thấy một con rắn, người dân lại gọi nhờ anh giúp đỡ. Ngay cả cảnh sát và đội cứu hỏa địa phương cũng nhờ anh để bắt rắn mà không làm tổn hại đến chúng.
Bên cạnh việc giải cứu rắn khỏi khu vực đô thị và thả chúng về tự nhiên, Suresh còn giữ trứng rắn cho đến khi chúng nở. Anh cũng làm việc chăm chỉ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về rắn và những hành vi của loài bò sát này.
Đây là công việc nhiều rủi ro, Suresh đã phải vào bệnh viện phẫu thuật cắt bỏ một ngón tay sau khi bị một con rắn hổ mang cắn. Năm 2012, anh lại ghép da ở lòng bàn tay phải vì bị rắn cắn. Suresh đã bị 266 con rắn có nọc độc cắn, đến nay cơ thể anh đã phát triển đủ kháng thể chống lại nọc độc rắn.
Năm 2012, Cục Lâm nghiệp Kerala đã mời Suresh làm việc cho một công viên bảo tồn rắn của chính phủ. Tuy nhiên, Suresh đã từ chối bởi anh muốn giúp cộng đồng và giúp loài rắn theo cách anh muố
afamily.vn