Dọc theo vách đá dẫn vào ngôi làng hẻo lánh của bộ tộc Anga trên cao nguyên Morobe (Papua New Guinea), là hàng trăm xác ướp kỳ lạ trong bộ dạng đứng ngồi la liệt.
Những cái xác đỏ au dường như đang bị "cầm tù" trong các lồng tre.
Nhưng đó là cách để giữ cho chúng khỏi "nhảy xổ" vào bất cứ kẻ lạ mặt nào dám cả gan đến gần.
Tuy nhiên trong thực tế thì đây chỉ là cách thức mai táng truyền thống của bộ tộc Anga bản địa, đồng thời cũng là cách mà xưa kia họ dùng để xua đuổi người lạ khỏi làng.
Đối với những người Anga sinh sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhất, cách mai táng này chính là vinh dự lớn nhất mà họ có thể làm cho người thân đã chết của mình.
Từ các chiến binh, người già, phụ nữ cho đến trẻ em… tất cả đều có thể được mai táng bằng phương pháp "ướp xác hun khói" truyền thống có phần ghê rợn này.
Đầu tiên, những người ướp xác có kinh nghiệm sẽ xẻ phần thịt ở bàn chân, đầu gối và khuỷu tay của tử thi để cho chất béo và nước trong cơ thể chảy ra khi tiến hành hun xác.
Tiếp theo, họ khâu kín mắt, miệng và hậu môn của tử thi nhằm làm giảm lượng không khí thâm nhập vào trong cơ thể gây thối rữa.
Sau đó họ tiến hành hun xác trong một hầm lò rất lớn.
Trong quá trình hun xác, họ liên tục xiên những thanh tre nhọn qua cơ thể để chất béo chảy ra ngoài.
Thứ chất lỏng ghê rợn đó được những người thân bôi lên cơ thể với niềm tin để chuyển sức mạnh của người chết sang cho người sống.
Những cái xác khi đã hun khô còn được bôi lên một lớp đất sét hay đất hoàng thổ để ngăn chặn các tác nhân gây hại từ môi trường, chính vì vậy mà da thịt xác ướp thường trở thành màu đỏ.
Những cái xác cũng thường xuyên được người thân đưa về nhà để tiến hành "bảo trì" chăm sóc, sau đó lại được đưa trở về vách đá nơi cư ngụ.
Xác ướp được bộ tộc Anga coi là những người bảo vệ của làng. Xác
các chiến binh luôn được đặt ở những nơi trang trọng nhất.
Tuy nhiên tục lệ này đã bị chính quyền
nghiêm cấm từ năm 1975.
Khỏe và đẹp