Đó là kết luận của các nhà khoa học trên khắp thế giới nghiên cứu về hành vi của loài chim. Chúng cũng giống chúng ta, sống như những cặp vợ chồng thực thụ.
Theo một nghiên cứu mới đây, nhiều gia đình chim ở Mỹ, Nam Phi, New Guinea, Indonesia, Australia và đảo Malaku đã phải đối mặt với sự tan rã vì nhiều lý do khác nhau. Người và chim có nhiều điểm tương đồng thú vị trong chuyện này.
Loài chim có xu hướng chia tay bạn đời nếu chúng tìm thấy một "đối tác" khác đẹp hơn.
Loài chim có xu hướng chia tay với bạn đời nếu chúng tìm thấy một "đối tác" khác đẹp hơn hay giữa 2 "vợ chồng chim" có quá nhiều căng thẳng.
Một số nước có tỉ lệ "ly hôn" ở các loài chim cao đó là loài Mockingbird ở Mỹ, chim thiên đường và hồng hoàng ở Châu Phi. Cũng có một vài loài chim được xem là đa thê khi sống với nhiều bạn tình cùng một lúc như loài chim sẻ.
Với loài Mockingbird ở Mỹ và Pháp, nếu con mái thay lòng đổi dạ, phát tín hiệu với một con đực khác, gia đình sẽ coi như chấm hết.
Trong khi đó, loài Baya ở Nam Ấn lại có quyền bỏ rơi người chồng cũ của mình để sang với một anh chàng có chiếc tổ đẹp hơn trong mùa sinh sản.
Loài hồng hoàng cũng có nét giống với con người. Hồng hoàng cái sẽ không đi ra khỏi chiếc tổ của mình trong suốt thời gian hai tháng rưỡi sinh con. Các ông bố Hồng hoàng có nhiệm vụ đi kiếm thức ăn và trở về cho con ăn trong khoảng 30 phút một lần. Tuy nhiên, hồng hoàng cái chọn cuộc sống đơn độc nếu bạn đời của chúng không may bị chết.
Ngược lại, sếu đầu đỏ và quạ sẽ ngay lập tức tìm một đối tượng khác nếu bạn đời qua đời.
Loài chim sẻ lại rất đa tình. Chúng có thể cùng lúc có mối quan hệ với nhiều đối tác.
Theo Ttvn.vn