Để hoàn thành dự án Waska Tatay, nhiếp ảnh gia Thomas Rosset và Raphaël Verona đã đi rất nhiều nước để khám phá và tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc trên thế giới. Mới đây, hai nhiếp ảnh gia này mới công khai cuốn sách về truyền thống văn hóa tín ngưỡng "kì quái" của cộng đồng người Aymara.
Vùng đồng bằng rộng lớn ở Altiplano, Nam Mỹ là nơi cư trú và sinh hoạt của những người dân có niềm tin mãnh liệt vào phép thuật. Người Aymara có niềm tin mạnh mẽ vào tín ngưỡng của mình, họ thờ phụng đất mẹ Pachamama và Supay - vị thần cai trị thế giới dưới lòng đất (Diêm vương).
Tộc người Aymara bản địa - những người sống ở Bolivia, Peru và Chile tin rằng vào ngày thứ ba và thứ sáu trong tuần, con người trở nên dễ bị ám bởi những linh hồn xấu. Đó cũng là lý do trong hai ngày này, người Aymara luôn ăn mặc kì quái và tỉnh táo, cảnh giác cho đến tận bình minh của ngày hôm sau.
Nhiều cô gái quấn lá chuối quanh người rồi chọn một
địa điểm an toàn trên cây và thức suốt đêm.
Nhiều người sử dụng các mặt nạ đặc sắc và hóa thân thành các nhân vật kì quái, sau đó tập trung lại với nhau để tránh ma quỷ trong những ngày này.
Dấu hiệu để mọi người nhận ra mình thoát khỏi tà thuật và không còn bị quỷ ám chính là Khói. "Nếu bạn thở ra khói có nghĩa là bạn đã trả lại những phép thuật đen tối cho chủ nhân của nó", nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Raphaël Verona - người vừa phát hành một cuốn sách về truyền thống của cộng đồng người Aymara - cho biết.
Vào thế kỉ 16, khi các nhà truyền đạo Tây Ban Nha đến đây, họ muốn người dân ở đây tin rằng đất mẹ Pachamama của họ không ai khác chính là Đức Mẹ đồng trinh Maria còn Supay hiện thân cho quỷ dữ.
Tuy nhiên, do hiểu lầm, người dân ở đây luôn tin rằng Supay ( Diêm Vương) không phải là linh hồn xấu. Vì thế họ lập miếu thờ cả Chúa trời và Diêm Vương ở chung nhau.
Depplus.vn/MASK