Ví Đức: 4.500 năm tuổi
Được tìm thấy trong một ngôi mộ gần Liepzig, chiếc ví cổ đại của người Đức có niên đại khoảng 4.500 tuổi. Đồ vật này cho dù làm từ da hoặc dệt may đã không tồn tại nguyên vẹn với thử thách của thời gian. Tất cả những gì còn lại của chiếc ví là đồ trang trí từ răng chó xen lẫn vải mục và đất.
Bánh xe gỗ Slovenian: 5.200 năm tuổi
Những chiếc bánh xe từ lâu đã được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của con người. Nếu không có nó, máy móc hiện đại sẽ tồn tại rất ít.
Những chiếc bánh xe hoàn thiện nhất bao gồm cả trục được phát hiện ở các đầm lầy Ljubljana của Slovenia với niên đại 5.200 năm tuổi.
Giày da Armenia: 5.500 năm tuổi
Có lẽ trước khi phát minh ra bánh xe, con người phải có thứ để đi dưới bàn chân. Đôi giày còn nguyên vẹn và lâu đời nhất được tìm thấy trong một hang động đầy cổ vật tại Armenia.
Đôi giày này được làm bằng da, có dây buộc và nhiều lỗ chằng chịt. Nó đã được nhồi rơm cẩn thận để giữ đúng hình dạng rồi đem chôn.
Váy Armenia: 5.900 năm tuổi
Chiếc váy lâu đời nhất mà con người biết đến cũng được tìm thấy ở Armenia.
Người đứng đầu cuộc khảo cổ cho biết những mảnh vụn của đồ vật này làm từ sậy đã được phát hiện trong một cuộc khai quật vào năm 2010. Theo ước tính, chiếc váy này đã tồn tại được 5.900 năm.
Dùi đồng: 7.000 năm tuổi
Chiếc dùi đồng lâu đời nhất thế giới được tìm thấy tại một khu vực của Israel gần biên giới với Jordan. Phát hiện này có tầm quan trọng to lớn bởi người ta nghĩ rằng việc sử dụng kim loại ở đây mới diễn ra vài thế kỷ.
Chiếc dùi đồng được chôn cùng một người phụ nữ có độ tuổi 40 trước khi qua đời. Ước tính, nó đã tồn tại được 7.000 năm.
Mặt nạ đá Judean: 9.000 năm tuổi
Một nhóm 9 chiếc mặt nạ đã được tìm thấy ở đồi Judean của Israel. Đồ vật này có chiều dài khoảng 11 đến 12 inch. Sau nhiều nghiên cứu chúng được xác định là vật có mặt trong các nghi lễ tổ tiên quan trọng. Những chiếc mặt nạ này có niên đại khoảng 9.000 tuổi.
Bản đồ Tây Ban Nha: 14.000 năm tuổi
Vào năm 2009, chiếc bản đồ cổ nhất thế giới được phát hiện tại một hang động ở vùng Navarre, Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, đồ vật này có tác dụng như công cụ giúp người cổ đại đánh dấu lãnh thổ.
Sáo từ xương chim và ngà voi: 42.000 năm tuổi
Những chiếc sáo cổ nhất thế giới có niên đại khoảng 42.000 và 43.000 tuổi được tìm thấy trong một hang động ở miền nam nước Đức.
Chúng được làm từ xương chim và ngà voi ma mút cũng như cho thấy người cổ đại đã biết đến âm nhạc từ rất lâu.
Đầu mũi tên Nam Phi: 64.000 năm tuổi
Người ta tìm thấy các mảnh ‘hình học’ bằng đá tại Nam Phi dưới lớp trầm tích lên đến 100.000 năm tuổi. Qua nghiên cứu về máu, các mảnh xương và vũ khí bị hư hỏng dưới kính hiển vi, tiến sĩ Lombard cho rằng đây là đầu của những mũi tên có niên đại 64.000 tuổi.
Phát hiện này đẩy lùi luận điểm cho rằng cung và mũi tên được sáng tạo vào khoảng 20.000 năm trước. Đồ vật này chứa các vết keo làm từ nhựa thực vật dùng để buộc chặt chúng vào thân gỗ.
Tiến Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)