Câu Trùng được truyền qua nước bị ô nhiễm, các loại trái cây và rau vào cơ thể con người. Ấu trùng phát triển trong ruột của con người, gắn liền với thành ruột cảu vật chủ và hút máu như những con ma cà rồng. Các triệu chứng: mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu.
Sán lá máu, thuộc loài giun dẹp, sống ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm. Chúng sẽ xâm nhập qua da khi da tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm, vì ký sinh trong máu nên chúng được gọi là sán lá máu.
Thường được gọi là ve ghẻ, kí sinh trên con người, thông qua tiếp xúc vật lý. Con cái sẽ đẻ trứng trong da người, gây ra các phản ứng da và viêm. Khi trứng càng nhiều, các phản ứng của cơ thể càng mạnh sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về da, chẳng hạn như ngứa, đau, có mủ nút, kích ứng da.
Giun đũa ký sinh trong tuyến ruột của con người. Nó có thể phát triển và dài tới 15-35 cm. Giun đũa lây lan qua đường tiêu hóa. Các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, dị ứng, phát ban, nôn, tiêu chảy, các vấn đề về thần kinh, thở khò khè và ho.
Sán dây lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm. kí sinh trùng này "móc nối" với nội tạng của vật chủ gây biểu hiện: Buồn nôn, nôn, viêm nội tạng, tiêu chảy, sụt cân, chóng mặt, đau bụng, suy dinh dưỡng.
Sán là căn bệnh vẫn còn xuất hiện tại một số vùng hẻo lánh, nghèo khó ở Trung và Tây Phi, thủ phạm gây bùng phát dịch bệnh có tên Sán mắt châu Phi (African Eye Worm).
Muỗi mang ký sinh trùng Bancrofti Wuchereria thông qua vết cắn. Nó sẽ theo máu vào cơ thể con người và sẽ đi vào các tuyến bạch huyết, đặc biệt là ở chân và vùng sinh dục của các tuyến bạch huyết. Triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau bạch huyết, da dày lên, sưng tấy.
Theo Nguoiduatin.vn