10. Geisha
Geisha là một loại hình nghệ thuật giải trí truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Từ geisha cũng được dùng để chỉ các cô gái hoạt động trong lĩnh vực này. Họ là những người vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, mua vui cho khách.
Có nhiều nhầm lẫn, đặc biệt ở bên ngoài Nhật Bản về bản chất của nghề geisha. Geisha là một loại hình biểu diễn tài nghệ văn hoá lành mạnh, cao cấp, hoàn toàn không phải hành vi bán dâm, dung tục, rẻ tiền.
Các nàng geisha chỉ "mãi nghệ, không mãi dâm". Thời hoàng kim, Nhật Bản có rất nhiều geisha. Chẳng hạn, vào những năm 1900, số lượng geisa tới 25.000 geisha. Còn đầu những năm 1930, số lượng các geisha là 80.000 người. Hầu hết các geisha hoạt động ở Kyoto, cố đô của Nhật Bản. Ngày nay, số lượng geisha giảm đáng kể. Hiện cả Nhật Bản chỉ còn lại tầm 10.000 geisha, trong đó, khoảng 100 người hoạt động ở Thủ đô Tokyo.
Các geisha thực thụ cũng ngày càng hiếm. Những nàng geisha hiện đại ngày nay không phải vào các nhà geisha từ khi còn bé và cũng không bị bán vào đây do nhà nghèo nữa. Thay vào đó, họ tự nguyện làm công việc này.
Tuy nhiên, các Geisha vẫn phải tuân theo những quy tắc đào tạo như trước đó. Các cô gái trẻ muốn trở thành geisha sẽ phải học tất cả các bộ môn nghệ thuật truyền thống của Nhật từ nhảy múa, ca hát, âm nhạc cho đến vẽ tranh cũng như nhiều ngón kỹ nghệ khác nữa.
9. Hoạn quan
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, hoạn quan xuất hiện từ thời Tây Chu. Có nhiều từ khác để chỉ hoạn quan, chẳng hạn, thái giám, công công, nội thị, trung quan, nội quan…
Hoạn quan là những nam giới bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục, thông thường được tuyển vào cung để phục dịch vua chúa. Đến giữa thời nhà Minh, quyền lực của các hoạn quan bắt đầu được củng cố khi họ được trọng dụng nhiều hơn. Do có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên nhiều Thái giám bắt đầu lộng quyền. Tính đến cuối triều Minh, số lượng hoạn quan lên tới 70.000 người.
Tuy nhiên, một số triều đại Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp hoạn để trừng phạt những kẻ phạm tội nặng.
Không riêng gì Trung Quốc, hoạn quan cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác, đặc biệt là ở các xã hội phương Đông xưa, với các chức năng tương tự.
Ngoài ra, hoạn một bé trai trước tuổi dậy thì xuất hiện trong một số nền văn hóa còn là cách để giữ độ cao trong và thanh, tạo ra sự đặc biệt trong giọng nói để sau này đứa trẻ có thể hát giọng nữ cao.
8. Lấy vợ lẽ
Trong xã hội xưa, tục đa thê hay còn gọi là lấy vợ lẽ là thước đo kinh tế đánh giá mức độ giàu có của người đàn ông. Những người đàn ông có địa vị xã hội hoặc giàu có thường lập nhiều thê thiếp, hay còn được gọi là vợ lẽ. Địa vị của vợ lẽ luôn thấp hơn so với người vợ cả, hay còn gọi là chính thất. Do đó, con cái được sinh ra bởi những người vợ lẽ cũng có danh phận thấp hơn so với con chính thất.
7. Thách đấu tay đôi
Bắt đầu thịnh hành ở các nước phương Tây từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20, thách đấu tay đôi là hình thức thi đấu sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm chết người của giới quý tộc, đặc biệt là quý tộc Pháp. Từ thế kỷ 15 đến 18, các đấu sĩ thường sử dụng kiếm. Nhưng từ thế kỷ 18 trở đi, kiếm được thay bằng súng, loại vũ khí mà chỉ có giới quý tộc mới có khả năng sở hữu.
Một cảnh thách đấu tay đôi. Với một bên thách đấu trước, trận thách đấu tay đôi sẽ được tổ chức để giúp giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn cá nhân, nhằm khôi phục lại danh dự. Các đấu sĩ được quyền cử người đại diện ra thi đấu nếu họ muốn.
Trong một trận đấu tay đôi, các đấu sĩ thường không đặt mục tiêu hạ sát đối phương lên hàng đầu. Thay vào đó, họ chứng minh mình sẵn sàng mạo hiểm chính cuộc sống để rửa nhục, khôi phục danh dự cá nhân.
6. Mổ bụng tự sát
Mổ bụng tự sát hay còn gọi là Hara-Kiri là một nghi thức xưa của các võ sĩ đạo Nhật Bản. Đây là một phần quan trọng trong văn hóa võ sĩ đạo (bushido) nhưng hiện nay đã bị bãi bỏ.
Một lễ mổ bụng tự sát của một Samurai Nhật Bản trước đây. Theo nghi thức này, một samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hoặc khi chủ nhân chết để tránh bị rơi vào tay quân thù, bị làm nhục hoặc để thể hiện lòng trung thành tuyệt đối của họ.
Tuy nhiên, các samurai cũng có thể bị các lãnh chúa hoặc quân vương trong xã hội phong kiến Nhật Bản ra lệnh phải tự mổ bụng. Sau này, các samurai bị ô nhục hoặc phạm lỗi được phép tự mổ bụng thay vì bị hành quyết theo các cách thông thường.
Do mục đích chính của nghi thức này là bảo vệ danh dự của samurai, những ai không thuộc về giới samurai sẽ không bao giờ phải thực hiện hay bị ra lệnh thực hiện nghi thức này. Các nữ Samurai chỉ được thực hiện nghi thức này khi có chỉ thị.
Trước khi tự mổ bụng, samurai phải tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn bữa ăn cuối cùng. Sau đó, dụng cụ thực hiện nghi thức tự mổ bụng được đặt trên một cái đĩacủa samurai này.
Ăn vận theo lễ nghi với cây kiếm đặt trước mặt và thường ngồi trên những tấm vải đặc biệt, trước khi tự sát, samurai sẽ viết một bài thơ giã biệt. Tiếp theo, samurai sẽ cởi áo kimono, lấy thanh kiếm ngắn (wakizashi) hoặc con dao (tantō) và đâm vào bụng, cắt một đường từ trái sang phải.
Kết thúc nghi lễ, người samurai bị chém đầu bởi một người chứng kiến được gọi là kaishakunin. Người kaishakunin sẽ thực hiện một nhát chém gọn gàng, được gọi là daki-kubi, gần như làm đứt hẳn đầu của Samurai khỏi cơ thể (chỉ để lại một dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể).
5. Hiến tế người
Đây là nghi thức giết người để cúng tế thần linh hoặc các thế lực siêu nhiên khác. Tục lệ này diễn ra ở nhiều nền văn hóa cổ đại trên khắp thế giới, trong đó, nghi thức hiến tế ở những vùng khác nhau có những đặc trưng đa dạng không giống nhau. Người Maya và người Aztec cổ đại là 2 nền văn hóa từng duy trì tục lệ này.
Hiến tế người sống từng là hủ tục của nhiều dân tộc. Các nạn nhân bị biến thành vật hiến tế, thường là tù binh, trẻ sơ sinh hoặc các trinh nữ, để làm vui lòng hoặc xoa dịu cơn giận dữ của thần linh. Các hình thức hiến tế bao gồm: hỏa thiêu, chặt đầu hoặc chôn sống.
Hiện nay, tục dùng người sống làm vật hiến tế bị xem là hành vi tội ác và bị cấm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, người ta cho rằng, ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh nhất của thế giới, một vài dân tộc mê muội có thể vẫn tiến hành nghi lễ tương tự.
4. Bó chân
Đây là hủ tục từng phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến cách đây khoảng 1.000 năm và chỉ áp dụng cho các cô gái trẻ. Xuất hiện ở đời nhà Đường, đến thế kỷ 12, tục bó chân trở thành “mốt” trong giới quý tộc Trung Quốc, đặc biệt dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả. Tuy nhiên, đến cuối đời Minh, hủ tục này phổ biến rộng rãi cho toàn xã hội và trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Cô gái nào chân càng nhỏ, càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá.
Đôi bàn chân dị dạng vì hủ tục bó chân. Do đó, thời kỳ này, các bé gái Trung Quốc từ 5 đến 7 tuổi phải bắt đầu nghi lễ bó chân khi xương còn mềm và dễ nắn. Bà và mẹ thường là những người buộc dải băng (thường dài 3 m, rộng 5cm ) quấn chân những cô con gái nhỏ của họ. Dải băng quấn càng chặt, cô gái càng có nhiều cơ hội sở hữu đôi chân đẹp sau này.
Trong những năm đầu bó chân, các cô gái sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn tột cùng và không thể đi lại được. Nếu không có người giúp đỡ, muốn di chuyển họ phải trườn hoặc bò. Những năm sau, gót chân bắt đầu chai cứng, vì trong suốt quá trình bó chân, các cô gái chỉ có thể di chuyển bằng gót chứ tuyệt đối không thể đi lại bằng gan bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Quy trình làm đẹp kinh hoàng kết thúc thành công khi những cô gái sở hữu đôi bàn chân hoàn hảo, thường có độ dài từ 7 cm – 10 cm.
3. Tự thiêu theo chồng
Tự thiêu (sati) là một hủ tục của các tín đồ đạo Hindu. Theo đó, khi người chồng qua đời và được đem đi hỏa táng, góa phụ phải tự nhảy vào giàn thiêu tự tử theo chồng.
Dù muốn hay không, người góa phụ tín đồ đạo Hindu cũng phải tự thiêu theo chồng. Hành động tự thiêu theo chồng được tuyên truyền là dựa trên sự tự nguyện nhưng thực tế, hầu hết các góa phụ bị ép phải thực hiện hủ tục rùng rợn này dù họ không muốn. Người ta tin rằng, nếu góa phụ thực hiện lễ Sati, gia đình của họ sẽ gặp may mắn trong 7 đời. Ngược lại, nếu góa phụ không tự thiêu, họ sẽ phải đối mặt với sự khinh bỉ, nguyền rủa của người thân và cộng đồng.
Có nhiều giả thuyết giải thích nguồn gốc của hủ tục này. Một giả thuyết kể rằng, hủ tục sati nhằm để ngăn chặn khả năng vợ ngoại tình, đầu độc chồng. Một giả thuyết khác cho rằng, sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu hay ghen. Bà này chấp nhận chết chung với nhà vua để tiếp tục giữ chồng ở thế giới bên kia.
Hiện nay, hủ tục này đã bị cấm.
2. Tự ướp xác
Sokushinbutsu là cách gọi để chỉ các nhà sư theo đạo phật tự ướp xác mình ở tỉnh Yamagata (miền Bắc Nhật Bản). Những nhà sư này, để tự ướp xác, phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn.
Một xác tự ướp của nhà sư Nhật Bản. Trước khi tiến hành quá trình ướp xác 3 năm, họ sẽ phải tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt chỉ bao gồm quả hạch và các loại hạt. Bằng cách này, mỡ và một phần thịt của cơ thể các nhà sư, những thứ có thể thối rữa sau khi chết, hầu như teo hết đi.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình ǎn kiêng còn khắc nghiệt hơn nữa. 3 năm tiếp theo, các nhà sư chỉ ǎn một chút vỏ cây hoặc rễ cây và bắt đầu uống một loại trà độc được chế từ nhựa cây Urushi. Việc này giúp làm mất các chất dịch trong cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, quan trọng hơn là, chất độc trong trà sẽ giúp giết chết tất cả các loại giòi làm cơ thể thối rữa sau khi chết.
Cuối cùng, các nhà sư tự ướp xác sẽ tự nhốt mình trong một nhà mồ bằng đá không rộng hơn cơ thể là bao và bắt đầu ngồi thiền. Nhà sư chỉ liên lạc với thế giới bên ngoài thông qua một ống thở và một chiếc chuông. Mỗi ngày, nhà sư sẽ rung chuông để báo rằng mình còn sống. Khi chuông không còn kêu nữa, có nghĩa là nhà sư đã chết và ống thở đi và bịt kín nhà mồ.
1. Thiên táng ở Tây Tạng
Người thân đứng xem lũ kền kền ăn xác người người quá cố. Đây là một hủ tục rùng rợn từng tồn tại khá lâu ở Tây Tạng. Xác người chết sẽ được cắt thành nhiều miếng nhỏ, đặt trên đỉnh núi và trở thành mồi cho các loài chim ăn xác thối, đặc biệt là kèn kền. Những phần cứng như xương sẽ được đập nát bằng búa tạ, trộn với mạch nha, ném cho lũ quạ và diều hâu. Chỗ duy nhất họ không chạm dao vào là đầu mà chỉ để hở bộ não ra ngoài bởi đây là nơi chứa linh hồn và ý thức.
Sở dĩ người Tây Tạng hiến thịt người chết cho chim kền kền là vì họ xem loại chim này là “thần điểu”. Họ tin rằng thi thể được chim kền kền ăn hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng.
Hiện nay, chính quyền Trung Quốc đã cấm hủ tục này.
Infonet