Cá mù (cá mút đá) tên tiếng Anh là Hagfish, dân gian thường gọi là lươn nhờn. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chúng không thuộc họ lươn mà thuộc Siêu lớp Cá không hàm.
Ước tính có khoảng 76 loài cá mù sống ở các vùng nước lạnh trên toàn thế giới. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu 1,7 km, gần đáy biển với lớp nền mềm mại, nơi loài cá này có thể chôn mình nếu bị đe dọa. Loài cá mù lớn nhất có tên Eptatretus goliath dài tới 4m, và loài cá mù nhỏ nhất chỉ vài cm.
Dưới đây là 10 sự thật thú vị về loai cá đặc biệt này:
1. Cá mù thực chất có làn da trơn mềm mại
Da của loài cá này được mô tả như một chiếc tất chân mịn màng với màu sắc thay đổi theo từng loài, từ hồng tới xanh xám. Tuy nhiên, do chúng hay tiết quá nhiều chất nhờn nên thường bị nhầm lẫn là loài da nhờn.
Cá mù có làn trơn mềm mại.
2. Cá mù có 4 trái tim
Cá mù có hệ thống tuần hoàn nguyên thủy với 4 trái tim. Một trái tim làm việc như máy bơm chính, ba tim còn lại là ba máy bơm phụ.
3. Hô hấp qua mũi và da
Cá mút đá lấy nước thông qua ống mũi họng, dẫn đến họng và túi mang của chúng. Những cá thể khác nhau có số mang khác nhau, thường từ 5 tới 15 cặp mang. Da của cá mù có mạng lưới mao mạch nhỏ cho phép hít thở khi bị chôn vùi trong lớp bùn.
4. Thị giác của cá mù rất kém
Giống như tên gọi của nó, cá mù không nhìn rõ được mọi vật. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể phát hiện ra ánh sáng nhờ những đốm mắt được bao phủ trên da.
Đốm mắt bao phủ trên da cá mù.
5. Cá mù không có hàm và xương.
Điều đặc biệt là cá mù chỉ có hộp sọ mà không có xương cột sống. Bộ xương hoàn toàn là sụn và không có hàm. Thay vào đó, chúng có một cấu trúc kì lạ di chuyển ngang dùng để bắt và xé thức ăn.
Theo Khampha.vn