Danh mục

Bắt đầu từ làng Chăm – Hà Bao 2 (Đa Phước, An Phú), men theo tỉnh lộ 956 trải nhựa phẳng lỳ khoảng 20km, dọc theo con sông hậu rộng lớn, chúng tôi bắt đầu đi lên phía thượng nguồn cũng là vùng giáp ranh với nước bạn Cam-puchia để khám phá, tìm hiểu về cuộc sống của những cộng đồng người Chăm khác.

Giữa vùng biên giới quạnh hiu của ngày cuối năm, từ ngã tư Quốc Thái, chúng tôi rẽ vào búng Bình Thiên, một hồ nước ngọt lớn nhất vùng Nam bộ, nơi có hàng ngàn người Chăm sinh sống rải rác quanh hồ trong những ngôi nhà gỗ nửa chìm, nửa nổi độc đáo, bên cạnh những thánh đường uy nghi cao vút, in bóng xuống làn nước trong xanh suốt mấy trăm năm.

Những người ăn bốc

Dưới những tán cây điên điền lấp lánh hoa màu vàng mọc lan man khắp mé nước, chúng tôi bắt đầu hành trình đi trên những con đường đất nhỏ, tiến vào sâu những xóm người Chăm sinh sống dọc hai bên bờ búng. Theo ông Mohamed, 77 tuổi, một người Chăm sinh sống ở gần thánh đường Nhơn Hội, ngay sát bờ búng Bình Thiên thì đây chính là hồ nước của trời. Thấy chúng tôi còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, ông Mohamed vừa nhìn lên phía những thánh đường cao vòi vọi ngạo nghễ in bóng xuống lòng hồ mênh mông, tiếp lời luôn: “Sở dĩ đây gọi là hồ Nước Trời vì nó được trời khai sinh ra, nước không bao giờ cạn, trong xanh đầy ắp quanh năm suốt tháng. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, chính là nơi đóng quân của một viên tướng tài nhà Tây Sơn trong cuộc chiến dai dẳng với Nguyễn Ánh và quân Xiêm (Thái Lan). Tuy nhiên, khi ấy nơi đây hoang vắng, khô cằn không một giọt nước nên hàng ngàn quân sĩ vô cùng lo lắng, bất an. Sau đó, vị tướng này bèn lấy gươm cắm xuống đất, cầu xin trời đất hãy ban nước xuống để quân sĩ có thêm nhuệ khí, chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Kỳ lạ thay, từ nơi thanh gươm ấy cắm xuống, một dòng nước ngọt chảy ra, rồi dần thành một cái búng khổng lồ như bây giờ”.


Bữa ăn của người Chăm với tất cả đồ ăn đều dùng tay bốc

Trong quá trình tìm hiểu cuộc sống của người Chăm vùng búng Bình Thiên rộng lớn này, chúng tôi được ông Mohamed tận tình chèo thuyền, đưa tới nhiều gia đình người Chăm theo đạo Hồi Islam trong vùng. Theo quan sát của chúng tôi, người Chăm ở vùng biên giới này sinh sống khá hòa thuận với những cộng đồng dân tộc Kinh trong vùng. Họ vui vẻ, cởi mở và rất thân thiện. Theo tìm hiểu của chúng tôi, người Chăm vùng biên giới không bao giờ dính vào các tệ nạn xã hội mà nhiều thanh niên bên ngoài mắc phải dù đời sống của họ còn khá khó khăn. Ở đây, không có người sang Campuchia đá gà, đánh bạc. Thanh niên Chăm cũng không tham gia vận chuyển hàng lậu thuê cho các trùm buôn lậu dù được trả công hậu hĩnh.

Người Chăm ở đây ăn bốc. Và, dường như đó là một nghi thức bắt buộc. Theo đó, từ khi còn là những cô cậu bé, những đứa trẻ người Chăm đã học cách ăn bốc. Họ quan niệm, ăn bốc là tiện lợi, thoải mái nhất dù thức ăn… nóng hay nguội. Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự sống. Ngoài ra, khi ăn, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Riêng những đồ ăn như nước, canh, lẩu… thì họ dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hay thìa, dĩa.

An táng người chết dưới đáy hồ sâu

Nếu ai đã từng đọc chuyện ngắn “Mùa len trâu” của nhà văn Sơn Nam và xem bộ phim cùng tên của một đạo diễn Việt kiều khá trẻ tuổi với bối cảnh phim là những cánh đồng vùng An Giang, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi hẳn nhiên sẽ chú ý đến nhân vật Kim, vai nam chính của bộ phim. Tuy nhiên, trong phim còn có một cảnh hết sức độc đáo, đó là chuyện khi thấy cha  mình chết giữa mênh mông mùa nước nổi, Kim đã gạt nước mắt, buộc xác cha vào một cụm đá lớn rồi thả ông xuống giữa lòng sông, giữa mênh mang những con nước tràn bờ của miệt Nam bộ lúc đó. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, chi tiết trong chuyện ngắn và hình ảnh trong bộ phim nổi tiếng “Mùa len trâu” ấy lại lấy những chi tiết rất thực về đời sống của đồng bào dân tộc mùa nước nổi, khi mà quanh nơi mình sống chỉ có nước và nước, không có khu đất nào để chôn cất người thân nếu họ chẳng may chết đúng vào thời gian này.

Đem điều này hỏi ông Mohamed thì ông trầm buồn, nhìn ra mặt hồ mênh mang nước bảo: “Đúng là cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng An Giang chúng tôi trước kia từng có tục lệ chôn cất người chết xuống nước theo kiểu thủy táng bởi trong quan niệm của đạo Hồi, sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh”. Theo đó, do đặc điểm của vùng An Phú này là khu vực hạ lưu của dòng sông mẹ Mê-Kông rộng lớn nên cứ đến mùa nước nổi hàng năm (từ tháng 8 đến cuối tháng 12 – PV) là cả một vùng bán kính hàng trăm cây số chìm trong biển nước mênh mông. Theo những số liệu của cơ quan Khí tượng thủy văn Nam bộ thì mực nước lũ hàng năm ở vùng An Phú vào khoảng 1,5m. Cá biệt, có những lúc cao điểm lũ về, nhiều nơi mực nước lên cao đến 3m và có khi cả tháng mới rút. Chính vì thực tế như vậy nên chẳng may có ai chết đúng vào dịp lũ lên cao thì họ sẽ mai táng người quá cố theo dạng thủy táng xuống lòng sông, lòng bùng hay những cánh đồng mênh mông nước nổi.


Một góc búng Bình Thiên, nơi có nhiều người Chăm Hồi giáo
từng được thủy táng tại đây

Trong hoài niệm về những ký ức xưa từ thời trai trẻ của mình, ông lão người Chăm luôn đội chiếc mũ vải màu trắng trên đầu khe khẽ thở dài bảo: “Lúc tôi còn nhỏ, chừng mười mấy tuổi gì đó, có chú Haji ở xóm bên chẳng may bị đắm thuyền, chết đuối khi đang đánh cá bên sôn Bình Di. Theo quan niệm của cộng đồng Hồi giáo chúng tôi, nếu người xấu số chết trên ghe thuyền, gần nước hay ở những nơi mênh mông nước không có đất chôn cất thì sẽ được thủy táng theo nghi thức của người Hồi giáo. Thế nên, ông Cả làng Chăm và người thân đã làm nghi thức tắm cho chú Haji 3 lần. Lần đầu là tắm bằng xà bông bình thường, lần 2 là tắm bằng nước sạch và lần cuối cùng là tắm bằng nước thơm, hoặc tinh dầu thơm. Sau nghi lễ tắm, thi thể của chú Haji được quấn trong 3 lớp vải màu trắng một cách cẩn thận trước khi bỏ vào một chiếc quan tài. Bên trong quan tài, cạnh thi thể người xấu số là những vật nặng đủ để giữ xác người đã khuất chìm dưới lòng nước như sắt, đá…

Sau khi khâm liệm theo đúng nghi thức và đọc kinh Thánh Koran xong xuôi, mọi người mới bắt đầu đem chú Haji đi chôn giữa lòng búng Bình Thiên này. Bình thường, ở lòng búng chỉ sâu khoảng 4 – 6m nhưng vào mùa nước nổi, búng có thể sâu gần chục mét nên phải dùng một chiếc ghe lớn đưa quan tài tới giữa lòng búng rồi thả xuống”. Cũng theo ông Mohamed, gần 80 năm gắn bó với búng Bình Thiên, ông đã chứng kiến nhiều cư dân khi qua đời vào mùa nước nổi cũng được mai táng theo nghi thức thủy táng ở chính lòng búng này.

Cụ Chau Mach năm nay đã 81 tuổi. Trò chuyện với chúng tôi về phương thức mai táng người quá cố này, cụ cho biết, hiện tại, trong cộng đồng người Chăm ở đây không còn tục lệ thủy táng nữa. Bây giờ phương tiện đi lại rất thuận lợn, nếu có ai đó chẳng may chết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa thi thể người thân đến những vùng đất cao để chôn cất. Thêm nữa, do lũ ở thượng nguồn sông Mê–Kông hiện nay cũng thấp hơn những năm trước, nước không tràn bờ, ngập mênh mông như xưa. Thêm vào đó, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng họ không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.

Trong những ngày lang thang ở các làng Chăm vùng thượng nguồn sông Hậu, ngồi dưới bóng những tòa thánh đường rộng lớn, nguy nga với lối kiến trúc rất độc đáo mang hình của tỏi và trò chuyện cùng những cụ già người Chăm vô cùng thân thiện, chúng tôi rất thích thú khi biết thêm nhiều câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng lại tồn tại nhiều năm ở mảnh đất này. Tuy nhiên, tôi biết chắc chắn rằng, đó không phải là tất cả những gì bí ẩn nằm sâu tron những cộng đồng làng Chăm yên bình này bởi hơn 300 năm tồn tại người Chăm nơi đây vẫn còn vô vàn những điều kỳ lạ chưa ai có thể khám phá.

Gia đình & Cuộc sống

Tin được quan tâm

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 9 tháng 5, tức ngày 12 tháng 4 âm lịch?

Trong văn hóa truyền thống, việc chọn ngày lành để tổ chức các hoạt động quan trọng đã trở thành một phong tục ăn sâu...
Đời sống số 1 ngày, 10 giờ trước

Nghiên cứu của Harvard phát hiện ra rằng có hai tháng trong năm mà trẻ em sinh ra rất thông minh và thật may mắn khi gặp được chúng

Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều hy vọng con mình sẽ thông minh và có chỉ số IQ cao. Để đạt được mục...
Chăm con 2 ngày, 22 giờ trước

Hàng triệu người đón tin vui: Sẽ được hưởng thêm một quyền lợi đặc biệt theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Theo quy định mới của Luật Đất đai 2024, sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có...
Kiến thức 16 giờ, 24 phút trước

Từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi không có lương hưu sẽ được cấp BHYT miễn phí, đúng không?

Theo quy định của luật Người cao tuổi, người từ đủ 60 tuổi trở lên được nhà nước quan tâm về chính sách xã hội....
Kiến thức 1 ngày, 10 giờ trước

Khi nào CCCD hết hiệu lực, người dân buộc phải cấp đổi sang Căn cước?

Việc cấp đổi CCCD sang Căn cước vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm lo lắng. Thực hư thông tin CCCD sẽ bị khai...
Kiến thức 2 ngày, 19 giờ trước

Câu tục ngữ cổ “Bạn không thể ngủ khi đầu quay về hướng tây và chân quay về hướng đông”, câu này có nghĩa là gì? Đi về phía tây có thực sự tệ không?

Khi xây nhà ở vùng nông thôn, người ta thường hướng nhà về hướng bắc và hướng nam. Những ngôi nhà hướng về phía bắc...
Kiến thức 1 ngày, 5 giờ trước

Tin cùng mục

Nhìn thấy một lỗ hổng lớn trên ruộng, người phụ nữ can đảm cho tay vào trong, ai ngờ kéo ra được thứ này

Sống ở nông thôn thực sự là một điều rất thú vị, mặc dù vất vả tay chân với công việc đồng áng, ít được...

Thương hiệu Gucci ra mắt váy áo cho nam giới, liệu có đấng mày râu nào bỏ ra 50 triệu để mua chiếc váy này?

Thương hiệu thời trang cao cấp Gucci gần đây lại khiến dân tình 'mắt tròn mắt dẹt' với mẫu thiết kế dành cho nam có...

Cách nhận biết những căn bệnh tâm thần kỳ lạ

Trong số những bệnh rối loạn tâm thần, có những bệnh phổ biến và những bệnh rất hiếm gặp. Thậm chí, các thể bệnh tâm...

Bà ngoại mệt mỏi nhất thế giới: Ba đứa con gái sinh ba, tổng cộng có 9 đứa cháu, đủ để mở trường mẫu giáo

Đối với cuộc sống ở những thành phố lớn, việc bà ngoại lên trông cháu là điều hết sức phổ biến. Nhiều người chọn bà...

Chơi trội cho đầu vào mồm chó tự sướng, cô gái nhận hậu quả khâu 40 mũi

Cô gái Lara Sanson đến từ Argentina phải khâu 40 mũi ở mặt sau khi bị chó cưng tấn công khi cô đang cố gắng...

Đi ăn hàu, người đàn ông 'đổi đời' khi cắn phải cả nhóm hạt 48 viên ngọc trai

Thấy ngọc trai trong những con trai, sò biển là chuyện không có gì lạ. Nhưng để thấy được 48 viên ngọc khi ăn một...

Tin mới cập nhật

Trước khi đi ngủ hãy thử bôi kem đánh răng vào lòng bàn chân, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả cải thiện sức khỏe rõ rệt

Ít ai ngờ rằng chỉ với một chút kem đánh răng bôi vào lòng bàn chân trước khi ngủ lại có thể mang đến nhiều...
Kiến thức 6 giờ, 31 phút trước

Ở Việt Nam, đây là gia đình duy nhất cả nước có tới 4 nghệ sĩ cùng được lấy tên để đặt cho tên đường

Hai thành viên nổi bật nhất của gia đình này phải kể đến nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
Chuyện làng sao 6 giờ, 31 phút trước

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này được ví như 'nhân sâm người nghèo', ở quê mọc um tùm, giúp chống lão hoá, làm đẹp da

Bên cạnh quả chanh, lá chanh không chỉ là một loại gia vị mà còn là một kho tàng dược liệu quý giá trong y...
Chăm sóc sức khỏe 6 giờ, 31 phút trước

Mãnh tướng dưới trướng Lưu Bị: U70 vẫn khiến Quan Vũ, Trương Phi ngậm ngùi nhận thua

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ và Trương Phi đều thể hiện sự suy giảm võ nghệ khi về già. Tuy nhiên, có hai...
Kiến thức 6 giờ, 32 phút trước

Năm học 2025 - 2026, các trường Y Dược đồng loạt tăng học phí, cao nhất gần 130 triệu đồng/năm

Hàng loạt trường đại học khối ngành Y Dược vừa công bố mức học phí năm học 2025 – 2026, trong đó có nơi thu...
Tin trong ngày 6 giờ, 33 phút trước

Hình ảnh bất ngờ ở sân bay mới cách Hà Nội 40km - sẽ sớm có tuyến đường 71.000 tỷ nối thẳng tới Thủ đô?

Chỉ sau vài tháng khởi công, hình hài của một sân bay mới đang dần hiện hữu tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, hứa...
Kiến thức 6 giờ, 33 phút trước

Dừng đèn đỏ quá vạch bị phạt 600.000 đồng hay 18 triệu đồng?

Tài xế ôtô dừng chờ vượt quá vạch kẻ đường tức vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông,...
Kiến thức 7 giờ, 59 phút trước

Đang lập danh sách người sinh con thứ 2 trước 35 tuổi để nhận thưởng 3 triệu đồng có đúng không?

Đây là chính sách mới nhất đang được xúc tiến triển khai tại TP Hồ Chí Minh. Cụ thể phụ nữ sinh đủ 2 con...
Tin trong ngày 7 giờ, 59 phút trước

Bạn sẽ bất ngờ khi biết thiết bị này mới là kẻ trộm điện lớn nhất trong nhà chứ không phải điều hòa như bạn vẫn nghĩ

Bạn nghĩ điều hòa là thiết bị ngốn điện nhất trong nhà? Thực tế có một kẻ trộm điện thầm lặng còn tiêu tốn nhiều...
Kiến thức 7 giờ, 3 phút trước