Danh mục

Kỳ bí những nhà mả chôn hàng chục tử thi

Thứ bảy, 04/08/2012 08:37

Trên trần gian sống thế nào thì chết người J’rai xã Iapiar, huyện Phú Thiện, Gia Lai cũng quan niệm phải như lúc sống. Chính vì vậy, người J’rai khi chết đều được chôn chung mồ. Những ngôi mồ chung đó người ta gọi là khu nhà mả.

Thông lệ, hàng tháng người dân nơi đây lại tổ chức cho người chết một cái lễ gọi là lễ bâng thi.

10 ngôi mộ chôn 200 người

Mùa mưa, đường lên Iapiar khó khăn. Những con dốc quanh co, ven hai bên đường chỉ toàn đá cuội mấp mô như sáp ong. Lối đi duy nhất là lối mòn với đường kính chỉ tính bằng gang tay, ướt nhẹp. Đến đây chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về người J’rai. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất vẫn là tục lệ mai táng. Người J’rai quan niệm rằng người chết cũng có cuộc sống riêng, nó đang tồn tại song song như lúc con người còn sống. Trên trần gian người ta được sống chung nhà, chung làng thì khi chết đi cũng sẽ được chôn chung một mồ… Vì vậy người J’rai có những phong tục rất kỳ lạ đối với người chết.

Tục lệ này có từ bao giờ thì người dân ở đây không ai biết nổi. Những người già trong bản cũng chỉ biết rằng khi họ sinh ra và lớn lên đã thấy có tục ấy rồi. Điều đó chứng minh qua những lần trong bản, xã có người chết thì tất cả đều được dân làng làm lễ mai táng sau đó mang đến khu nhà mả của làng Plei Trang để chôn cất.


Ông Djel giới thiệu về khu nhà mả

Trước đây khi chưa có nhà mả, người J’rai vẫn có thói quen chôn tập thể. Tuy nhiên hình thức chôn cất rải rác, tự phát không theo quy củ. Thậm chí những ngôi mộ đã được chôn từ lâu đến đời con cháu lớn lên lấy vợ gả chồng khi tách ra ở riêng lại làm nhà ngay trên ngôi mộ của ông bà tổ tiên mình mà không biết. Khu nhà mả được ra đời từ năm 1980, đến nay việc chôn cất được quy củ hơn. Theo thống kê của ông trưởng bản Plei Trang Rahlan Djel, đến nay khu nhà mả đã có hơn 200 người về “sống” ở đây. Điều đặc biệt là tất cả số người chết đó chỉ được chôn vỏn vẹn trong 14 ngôi mộ. Hình thức chôn cho người chết cũng rất kỳ lạ.

Theo ông Rahlan Djel, trong số 14 ngôi mộ có ngôi mộ chôn nhiều nhất là khoảng 20 người. Mộ ít cũng vài người. Mỗi ngôi mộ được đào sâu khoảng 2 mét. Phương thức chôn cũng rất rõ ràng. Lần lượt ai chết trước chôn trước. Người đầu tiên chôn xuống, rồi lần lượt trong làng có ai chết sẽ mang đến chôn tiếp vào ngôi mộ đó, cho đến khi ngôi mộ này đầy xác người chết rồi mới đào một ngôi mộ khác. Ông Djel kể cho chúng tôi tưởng đùa, nhưng đó là sự thật 100%. Rót chén nước lá rừng mời khách, ông tặc lưỡi thanh minh: “Đó là tục lệ của làng rồi. Ai mới lên đây nghe kể thì khó mà tin nổi. Các anh chỉ ở đây chơi ba ngày nữa là bản tôi tổ chức lễ bâng thi cho người chết ở khu nhà mả”. Nói đến đây chúng tôi không thể không tin, có điều vẫn có cái gì đó làm cho chúng tôi hơi tò mò.

Thấy chúng tôi có vẻ chưa tin lắm về câu chuyện, ông trưởng bản dẫn chúng tôi xuống gầm sàn nhà mình chỉ vào bốn chiếc quan tài đã đẽo sẵn chuẩn bị lo hậu sự cho người nhà chẳng may chết. Nhà ông Djel có bảy người con, tính cả vợ chồng nữa cũng lên tới con số chín tròn trĩnh. Ông bảo, lẽ ra nhà tôi phải chuẩn bị đủ cả chín cái quan tài, có điều giờ mình không còn sức khoẻ nữa nên bảo mấy đứa con tranh thủ vào rừng chặt gỗ về nhà dần. Gia đình ông Djel cũng như những hộ dân ở trong làng, để lo hậu sự cho bản thân và gia đình, những người đàn ông khoẻ mạnh khi còn trẻ tuổi đã phải vào tận rừng sâu tìm những cây gỗ tốt và to nhất, mang về nhà đẽo thành chiếc quan tài để dưới gầm nhà sàn chờ đến khi có người chết sẽ đặt vào quan tài, rồi mang ra khu nhà mả để chôn.


Những vật dụng được lấy lên sau những lần có người mới chôn xuống

Mỗi ngôi mộ trung bình đào sâu khoảng 2 mét, đặt quan tài xuống đất rồi lấp lại. Khi có người tiếp theo trong làng chết, họ lại đào ngôi mộ này lên để chôn người mới chết vào trong. Nếu xác của người chôn trước da thịt đã bị thối rữa chỉ còn lại xương thì họ sẽ dồn tất cả xương cốt lại một chỗ.

Thông thường, người lớn tuổi sẽ được để xương cốt lên đầu quan tài, người ít tuổi hơn sẽ được gạt xuống phần cuối theo một trình tự từ thấp tới cao và cuối cùng là người ít tuổi nhất được đặt ở phần cuối của quan tài. Sau khi làm xong công đoạn trên, rồi mới bắt đầu đặt xác người mới chết vào trong quan tài ngay ngắn. Nếu khoảng cách giữa hai người chết quá gần nhau, xác của người đã chôn trước vẫn còn da thịt, thì người trong làng sẽ cắt bỏ hết da thịt của người nằm trong quan tài để lên trên mặt đất cho chim Cờ reng á (kền kền) ăn, rồi dồn xương lại, đặt người mới chết vào trong quan tài. Với cách này họ tin rằng, chim cờ reng á là loài chim của trời, khi ăn xong “thức ăn” của làng thì cả làng sẽ gặp may mắn.

Cứ như vậy, họ sẽ chôn chung người chết trong làng cho đến khi chiếc quan tài đó đầy xương cốt thì sẽ làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả được người J’rai coi là lễ chính của làng. Có điều lễ bỏ mả này không làm to như lễ bâng thi mà chỉ cần mâm xôi, con gà và đĩa hoa quả để thầy mo làng cúng coi như xong thủ tục của lễ bỏ mả. Sau khi làm lễ xong xuôi, người dân mới được đào thêm một cải mả mới theo hướng dẫn của thầy mo khi có người trong làng chết.

Không chỉ chôn chung tập thể với quan niệm “sống cùng nhà, cùng làng chết cũng sẽ được chôn cùng mồ”, thì người J’rai luôn tin rằng người chết vẫn có cuộc sống riêng của họ không khác gì người còn sống. Chính vì vậy, họ sẽ chia tài sản cho người đã khuất để cho họ làm ăn ở thế giới mới của mình: “Mỗi người sẽ được chia hai chiếc ghè Yàng, đàn ông sẽ có nỏ, gùi… đàn bà có khung cửi…”, ông Djel cho biết.

Lễ Bâng thi

Với người J’rai, lễ Bâng thi được tổ chức to không khác gì tết nguyên Đán của người kinh. Trong ngày lễ bâng thi người dân trong làng ăn mặc chỉnh trang, mọi người đều tạm gác mọi việc nhà nườm nượp kéo nhau ra khu nhà mả cùng góp thịt, gạo… để làm lễ. Sau đó cả dân làng quây quần ăn uống no say bên những ngôi mộ người của chết. Những trò chơi dân gian đồng thời được tổ chức. Theo ông Djel, từ "Bâng" có nghĩa là ăn, "thi" là thi thố tức bâng thi là ngày ăn chơi thi thố. Vừa là lễ hội vừa là ngày để tưởng nhớ đến người đã chết, để gọi họ cùng lên ăn uống chung vui với người còn sống.


Toàn cảnh bản Plei Trang

Mỗi tháng người Djel sẽ tổ chức lễ bâng thi một lần tại khu nhà mả, tuỳ theo từng làng chọn ngày. Vào ngày này, tất cả người dân trong làng sẽ tập trung tại khu nhà mả của làng. Mỗi gia đình sẽ mang theo một ghè rượu, và tuỳ từng hoàn cảnh giàu nghèo của mỗi gia đình. Nhà nào giàu sẽ góp heo, dê, bò, nhà nghèo sẽ góp gà, gạo… nếu nhà nào góp nhiều nhất, con vật to và giá trị nhất nhà đó sẽ được cả làng trọng vọng và đồng nghĩa với việc gia đình đó được người âm phù hộ về sức khoẻ, tiền bạc...

Đúng như nghi thức của lễ bâng thi. Sau lễ dâng hương là cuộc thi nấu ăn. Thông lệ, trong cuộc thi này cũng là để cho người dân tranh tài. Cuộc thi này nó cũng được người J’rai coi như một sự kiện. Không chỉ mang tính chất thi thố, mà sau cuộc thi người chiến thắng sẽ vang danh ai cũng biết đến. Bên cạnh đó là được già làng công nhận và cũng được làng trọng vọng hơn những người khác. Sau khi những cuộc thi này được công nhận, cả làng sẽ tập trung bên những ngôi mộ ăn uống no say và ngủ lại cho đến sáng ngày hôm sau ai lại về nhà nấy và lên rẫy làm việc cật lực để chuẩn bị cho ngày lễ bâng thi tháng sau. “Người được giải nhất trong cuộc thi nấu ăn sẽ là 'đầu bếp' của làng. Mỗi khi làng có công to việc lớn đều được mời đến nấu nướng. Ở trong làng, dù đám ma, đám cưới… đều được mời đến để làm bếp trưởng. Bếp trưởng có trách nhiệm phân công, sắp xếp mâm cỗ, món ăn cho phù hợp. Vì vậy trong lễ bâng thi này người dân dù già, trẻ, gái trai đều tham gia thi tài”, ông Djel cho biết.

Ông Djel cho biết thêm, thông thường cứ mỗi tháng sẽ diễn ra lễ Bâng thi. Nhưng đối với người mới chết, tính từ ngày người đó chết thì đúng một tháng người dân trong làng cũng sẽ tổ chức lễ Bâng thi cho người đó. Không cần biết đó là người nào, họ chỉ biết rằng được trưởng bản thông báo ngày này, ngày nọ có lễ Bâng thi thì người dân trong làng đều chuẩn bị đồ cúng như rượu, thịt để đóng góp cho ngày lễ.

Lễ Bâng thi tròn tháng của người mới chết cũng tương tự như việc cưới hỏi, hay lên nhà mới của người Kinh. Hôm nay nhà này có lễ dân làng đi, hôm sau nhà mình có dân làng đi lại. Lễ Bâng thi cũng vậy, người J’rai cho rằng ngoài việc hàng xóm phải đến với nhau thì đây cũng là hình thức dân làng làm lễ cho người chết được siêu thoát, để linh hồn của người chết lúc nào cũng nghĩ rằng họ không lạnh lẽo, cô đơn vì có dân làng bên cạnh.

Không chỉ mai táng người chết theo phương pháp kỳ dị, mà phong tục làm lễ Bâng thi của người J’rai theo kiểu “làm cả tháng ăn một ngày”, để nhớ đến người đã mất, không thể không nói đến mặt trái của nó. Vốn là dân tộc ít người, người J’rai lại quanh năm nghèo đói, chính vì vậy đã làm cho đời sống kinh tế của người dân nơi đây đã nghèo lại thêm kiệt quệ. “Năm 2001 mẹ mình mất, năm 2004 bố vợ mình lại mất tiếp, đều chôn chung một chỗ. Từ việc tổ chức chôn cất cho đến lễ bâng thi hàng tháng đã làm cho kinh tế nhà mình càng khó khăn hơn. Những lần như vậy người dân đều phải nghỉ lên nương, lên rẫy, bán lúa để mua heo, gà, rượu chuẩn bị cho lễ bâng thi hàng tháng. Không có tiền, những người như gia đình ông Djel còn phải đi vay mượn, nợ nần chồng chất. Mình làm khổ cực như con trâu đi cày mà vẫn khổ cực, thấy vậy nên mấy năm nay mình không tham gia Bâng thi nữa, nhà mình mới đỡ hơn. Mình cũng thấy tổ chức ăn uống ở nhà mả cũng không tốt, rất mất vệ sinh vì ăn cạnh chỗ chôn người chết, vi khuẩn và mùi hôi thối bốc lên sẽ không tốt cho sức khoẻ, nhất là lễ bâng thi đúng trong giai đoạn xác người đang phân huỷ, mùi thối nồng nặc", đó là nỗi niềm một người J'Rai về chính lễ lạt của dân tộc mình.

Bóng đá & Cuộc sống

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 2 ngày, 8 giờ trước

Luật mới năm 2025: Không còn Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới, nếu không bị phạt 12 triệu?

Theo Luật đất đai 2024, thì từ nay không còn sổ đỏ ghi hộ gia đình, vậy người dân có bắt buộc phải đi đổi...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 2 ngày, 2 giờ trước

5 ngành học mà 'con nhà nghèo' không nên chọn

Trong bối cảnh hiện tại, có những ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao, chi phí theo học lớn... nếu gia cảnh không khá...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 2 ngày, 5 giờ trước

Những con giáp nào may mắn trong Tết Thanh Minh 4/4, tức thứ sáu, ngày 7 tháng 3 âm lịch

Đêm nay chúng ta bước vào tiết Thanh Minh (20:48) và tháng Canh Thân. Trong thời gian chuyển giao tiết khí, hãy chú ý nghỉ...
Đời sống số 3 ngày, 22 giờ trước

Tin cùng mục

Trăn đu mình nuốt chửng vẹt lớn ngay mái nhà

Trăn đu mình nuốt chửng vẹt lớn ngay trên mái nhà khiến nhiều người ghê sợ. Trăn đu mình nuốt chửng vẹt lớn là trường...
KỲ QUẶC 15.12.2015

Phát hiện sán dây trong não sau khi thấy đau đầu kéo dài

Phát hiện sán dây trong não sau khi thấy đau đầu kéo dài là trường hợp xảy ra với một cô gái người Mỹ.
KỲ QUẶC 18.09.2015

Tìm thấy tàu chở hàng chứa một kho bạc lớn

Công ty Thám hiểm đại dương Odyssey vừa phát hiện một con tàu chở hàng bị chìm trong Chiến tranh Thế giới II, bên trong...
KỲ QUẶC 27.09.2011

Máy ATM nhả vàng đầu tiên tại Trung Quốc

Ngày 25.9, lần đầu tiên máy ATM nhả vàng đã xuất hiện ở các câu lạc bộ cao cấp, các ngân hàng tại thành phố...
KỲ QUẶC 27.09.2011

Trận đấu bò tót cuối cùng ở xứ Catalonia

Trận đấu bò tót cuối cùng trong lịch sử xứ Catalonia diễn ra ngày 25.9 tại vũ đài "Monumental" ở Barcelona, Tây Ban Nha với...
KỲ QUẶC 27.09.2011

Tin mới cập nhật

Khoản tiền nào phải nộp khi làm sổ đỏ cho đất không giấy tờ?

Nhiều người dân hiện nay đang sở hữu đất đai mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp lệ. Việc...
Kiến thức 24 phút trước

Buông cả hai tay khi đi xe máy sẽ bị phạt nặng, lên đến 8 triệu đồng?

Hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe máy trên đường không chỉ là hành động coi thường pháp luật, mà còn tiềm...
Kiến thức 45 phút trước

Địa phương này là nơi duy nhất có thị xã trùng tên tỉnh?

Nhiều người nghĩ rằng Phú Thọ là tỉnh duy nhất có thị xã mang tên trùng với tên tỉnh. Tuy nhiên, ngoài Phú Thọ, còn...
Kiến thức 45 phút trước

Ở Việt Nam, tên tỉnh nào mang ý nghĩa 'thịnh vượng muôn đời'?

Tỉnh này nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có tên gọi theo tiếng Hán - Việt là nơi 'thịnh vượng...
Kiến thức 54 phút trước

Số lượng biên chế cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh, xã theo đề xuất mới

Bộ Nội vụ chuyển Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị...
Dòng sự kiện 1 giờ, 24 phút trước

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam dự kiến sau sắp xếp sẽ có 1 đặc khu nằm ở đâu?

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, sau sắp xếp, dự kiến thành phố Đà Nẵng có 12 đơn vị hành...
Tin trong ngày 2 giờ, 40 phút trước

Quần áo phơi xong vẫn có mùi hôi, thử vắt ít nước chanh vào máy giặt công dụng sẽ khiến bạn phải bất ngờ

Dù đã dùng nước xả vải lưu hương nhưng khi phơi khô quần áo vẫn có mùi khó chịu, hãy làm theo mẹo dưới đây....
Làm sao 2 giờ, 44 phút trước

'Kỳ mộc' cực kỳ quý hiếm: Được coi như 'báu vật' với giá trị đắt hơn vàng, cả Việt Nam chỉ còn vài chục cây

Đây là loại gỗ quý hiếm, nổi tiếng ở Việt Nam, nó được coi như một 'báu vật' thực sự của hệ sinh thái ở...
Kiến thức 2 giờ, 54 phút trước

Từ nay: Người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT, đúng không?

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT, quy định người mắc bệnh hiểm nghèo hưởng BHYT 100% mà không cần giấy chuyển...
Kiến thức 2 giờ, 59 phút trước

Người lao động nước ngoài không phải tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Một số trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không phải tham gia BHXH bắt buộc cần lưu ý....
Doanh nghiệp 2 giờ trước