Đem thắc mắc này hỏi PGS. TS Kiều Quý Nam, Phòng Khoáng vật, Viện Địa chất (Viện KH&CN Việt Nam), ông cho biết, trong cuộc đời làm khoa học của mình chưa gặp hiện tượng nào tương tự thế.
“Xi măng sau khi tác động với nước sẽ diễn ra hiện tượng đóng rắn. Sau 1 thời gian trong quá trình đóng rắn, nó thải ra kiềm, có thể là K2O, Na2O, CaO. Nếu không cho chất phụ gia, những chất kiềm này sẽ tiếp tục kết hợp với nước để trương nở, tỏa nhiệt và dẫn tới hiện tượng nứt, rạn trên bề mặt xi măng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước rò rỉ trên mặt xi măng”, ông Kiều Quý Nam lý giải.
Nước màu đỏ rỉ từ nền xi măng tại khu vực chợ Ngã Tư, thị trấn Ái Nghĩa
huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Giải thích về hiện tượng có nước màu đỏ xuất hiện, TS Kiều Quý Nam cho rằng, chất màu đỏ có thể là một hợp chất vô cơ, do phản ứng với kiềm sinh ra hoặc là một hợp chất hữu cơ. Theo ông, muốn kiểm chứng phải lấy được mẫu nước đỏ mà nhân dân phản ánh để đem đi xét nghiệm.
Do không trực tiếp chứng kiến hiện tượng này nên TS. Kiều Quý Nam chưa thể đưa ra kết luận. Ông cho rằng cần theo dõi xem hiện tượng đó có lặp lại hay không để tiếp tục nghiên cứu.
Kiến thức