1. Pripyat (Ukraine)
Ngày 26/4/1986, cuộc khủng hoảng hạt nhân kinh khủng nhất trong lịch sử đã xảy ra tại Pripyat (Ukraine). Thảm họa này xảy ra khi Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bị nổ.
Do không có vỏ bọc thép nên đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ đã lan rộng ra lãnh thổ nước Nga, khu vực Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và Mỹ. Không khí nhiều vùng thuộc Ukraina, Belarus, Nga bị ô nhiễm nặng nề, dẫn tới gần 400.000 người phải đi sơ tán.
Đây được coi là thảm họa hạt nhân lớn nhất trong lịch sử, với lượng phóng xạ phát ra lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống thành phố Hiroshima. Kể từ khi vụ nổ xảy ra, thành phố nhỏ này đã bị bỏ hoang đến tận ngày nay. Động vật hoang dã đã lấy đây làm nơi cư trú.
2. Sanzhi (Đài Loan)
Khu vực này vốn được xây dựng để trở thành khu resort ở Đài Bắc, Đài Loan. Tuy nhiên, từ khi mới xây dựng đã có rất nhiều vụ việc “đen đủi” xảy ra, như tai nạn xe hơi và nhiều tai nạn khác. Số người chết trong các vụ tai nạn này lên tới 20 người, khiến mọi người xung quanh rất sợ. Họ cảm giác như có một lực lượng siêu nhiên nào đó “ám” vùng đất này.
Nhiều người cho rằng, khu resort xây dựng trên ngôi mộ của một người Hà Lan. Người khác lại bảo, phía dưới đất có tượng của một con rồng. Đó là lý do vì sao khu resort này không có cơ hội để đón vị khách du lịch đầu tiên đến. Kể từ năm 1980 đến nay, Sanzhi vẫn bị bỏ hoang.
3. Craco (Italy)
Craco nằm ở thành phố Basilicata (Italy). Sau những trận động đất và lở đất, Craco bị bỏ hoang. Hiện tại, vùng đất này được coi là một nơi lý tưởng cho các nhà thám hiểm, với nhiều nhà thờ cổ, chẳng hạn như nhà thờ Santa Maria della Stella. Craco bị bỏ hoang từ năm 1963.
4. Kolmanskop (Nambia)
Kolmanskop từng là mỏ kim cương rất quý. Tuy nhiên, thành phố này hiện được gọi là "thành phố ma". Bên trong những ngôi nhà ở đây chỉ toàn cát.
Thành phố sa mạc này được xây dựng khi người Đức phát hiện ra ở đây có rất nhiều kim cương. Họ xây nhà ở, rạp chiếu phim theo kiến trúc Đức rất đẹp. Tuy nhiên, khi con người đến ở thì nhà cửa, đường sá phủ đầy cát. Thành phố này bị bỏ hoang từ năm 1954.
5. Oradour-sur-Glane (Pháp)
Oradour-sur-Glane thuộc Limousin (Pháp). Trong thế chiến thứ 2, phát xít Đức tấn công Oradour-sur-Glane và phá hủy cả ngôi làng, giết 642 người. Những chiếc xe ô tô bị cháy và xác nhà vẫn còn đó, đánh dấu một thời kỳ chiến tranh đẫm máu diễn ra ở nơi đây. Oradour-sur-Glane bị bỏ hoang từ năm 1944.
6. Centralia (Mỹ)
Năm 1962, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở Centralia, lan ra các mỏ than ngầm. Giặc lửa đã tàn phá vùng này. Khói bốc nghi ngút, người dân phải sơ tán sang các vùng khác. Vẫn có một số người ở lại nhưng rất ít, biến thành phố này thành một "thành phố ma".
7. Humberstone (Chile)
Humberstone nằm trên sa mạc Atacama ở Chile. Nơi đây vốn là nơi khai thác nitrat. Do thời tiết ở đây quá khắc nghiệt, nắng nóng và thiếu nước, những người thợ ở đây đã chuyển sang châu Âu và Mỹ để kiếm sống. Humberstone bị bỏ hoang từ năm 1960.
Bưu Điện Việt Nam