Nhan sắc những á hậu thế giới
Kể từ khi bà Julia Morley lên tiếp quản cuộc thi này từ năm 2000, nhiều người đã phàn nàn rằng chất lượng của nó ngày càng đi xuống rõ rệt, không còn hấp dẫn và nhàm chán. Tiêu chí về nhan sắc của những hoa hậu, á hậu luôn để lại một dấu hỏi lớn đối với nhiều khán giả vì họ cho rằng bà thao túng kết quả cuộc thi và BGK chỉ là bù nhìn. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích về gu thẩm mỹ có phần quái dị của bà chủ tịch tổ chức HHTG khi lựa chọn những gương mặt thí sinh xuất sắc nhất khu vực châu Á, mà cụ thể là những thí sinh có nguồn gốc Á Đông da vàng.
Năm 2002, hoa hậu Trung Quốc - Wu Yingna (chiều cao 1m76) là thí sinh châu Á duy nhất có tên trong Top 5 và tất nhiên giành luôn giải nữ hoàng châu lục. Bỏ lại phía sau những ứng cử viên khác sáng giá hơn không chỉ về nhan sắc, hình thể, lẫn kỹ năng ứng xử gồm có: Katherine Manalo (Top 10 - Philippines) hay Phạm Thị Mai Phương (Top 20 - Vietnam). Điều này tất nhiên nằm trong hợp đồng tổ chức cuộc thi HHTG năm 2003 ở đảo Hải Nam - Trung Quốc.
Á hậu 4 HHTG 2002
Thí sinh của Philippines và Việt Nam được đánh giá cao hơn rất nhiều
nhưng chỉ vào đến vòng bán kết.
Năm 2004, khi cuộc thi đưa vào hệ thống bình chọn qua mạng thì nhiều bất ngờ đã xảy ra. Toàn bộ 3 gương mặt châu Á trong Top 15 năm đó đều không nằm trong dự đoán của nhiều người và cũng không được đánh giá cao. Nhưng cú sốc lớn thật sự là hoa hậu Philippines - Maria Karla Bautista (chiều cao: 1m75) vào đến Top 5 với một nhan sắc dưới mức trung bình. Thậm chí còn kém sắc hơn cả hoa hậu Trung Quốc - Yang Jin và hoa hậu Việt Nam - Nguyễn Thị Huyền, đều có tên trong Top 15.
Á hậu 4 HHTG 2004.
Thí sinh của Trung Quốc và Việt Nam chỉ dừng chân ở Top 15.
Năm 2005, khán giả quyết định 2 suất vào vòng bán kết ở mỗi châu lục; còn ai vào Top 6 chung kết sẽ do BGK và BTC chọn. Ứng cử viên sáng giá nhất năm đó và được kỳ vọng sẽ là HHTG da vàng đầu tiên là hoa hậu Philippines - Carlene Aguilar nhưng cô chỉ dừng chân ở Top 15. Còn hoa hậu Hàn Quốc - Oh Eun Young sau khi lọt vào bán kết nhờ giải Người đẹp nhân ái, cô đã bất ngờ vào đến Top 6 và trở thành thí sinh xuất sắc nhất khu vực trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Nhan sắc á hậu HHTG 2005 người Hàn Quốc.
Hoa hậu Philippines chỉ dừng chân ở Top 15.
Năm 2006 và 2008, những người đẹp Á Đông da vàng không để lại nhiều ấn tượng và những thí sinh của Úc và Ấn Độ đoạt giải cao năm đó. Năm 2007 thì Trương Tử Lâm trở thành HHTG đầu tiên của khu vực một cách hoàn toàn xứng đáng. Cuộc thi năm 2009 được ghi nhận là khá thành công với những nhan sắc châu Á, tuy nhiên đều là những bất ngờ không mong đợi khi Trần Thị Hương Giang của Việt Nam chỉ dừng ở Top 16 mặc dù trước đó cô có tổng thành tích những phần thi phụ cao nhất. Trong khi đó không chỉ kém hơn về hình thể, nhan sắc lẫn thành tích cá nhân là hoa hậu Canada - Lena Ma (chiều cao 1m79) đoạt ngôi á hậu 4, còn hoa hậu Hàn Quốc - Kim Joo Ri giành ngôi vị xuất sắc nhất khu vực. Và nhiều người không hiểu toàn bộ kết quả năm đó được chấm theo cái kiểu gì mà toàn là nhan sắc khó đỡ, mờ nhạt ở các vòng thi phụ, không được đánh giá cao.
Hai nhan sắc Á Đông đoạt ngôi á hậu và nhất khu vực.
Trong khi đó thí sinh Việt Nam và Kazakhstan lại chỉ nằm trong Top 16.
Năm 2010, dàn thí sinh châu Á khá yếu nhưng việc để cho thí sinh chủ nhà Trung Quốc - Tang Xiao (chiều cao 1m76) làm á hậu 4 và đoạt giải nhất khu vực đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, vì trước đó cô không được đánh giá cao bằng hoa hậu Thái Lan - Yuwaret Rueangsri.
Nhan sắc á hậu 4 HHTG 2010.
Hoa hậu Mông Cổ và Thái Lan có mặt trong Top 25.
Năm 2011, các nhan sắc châu Á cũng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ với 2 á hậu, tuy nhiên nhan sắc của các nàng này thật sự là rất khó đỡ, nếu như không muốn nói là vừa thô vừa xấu, thậm chí nếu để cho nghệ sĩ Hoài Linh giả gái đi thi thì còn xứng đáng hơn nhiều. Gây tranh cãi nhiều nhất là á hậu 1 người Philippines - Gwendoline Ruais (chiều cao 1m83) vì gương mặt cô y như đàn ông. Tiếp đến là hoa hậu Hàn Quốc - Do Hyeong Min (chiều cao 1m75) với nhan sắc của nhân vật ma nữ trong những truyện kinh dị Nhật Bản.
Nhan sắc của 2 á hậu HHTG 2011.
Còn các hoa hậu gốc Á Đông khác có tên trong Top 15 bán kết: Zhanna Zhumaliyeva (Kazakhstan), Astrid Ellena (Indonesia) hoặc Top 31 tứ kết: Riza Raquel Santos (Canada), Midori Tanaka (Nhật Bản) và Patcharida Blatchford (Thái Lan). Tất cả đều có nhan sắc vượt trội hơn về mọi mặt nếu đem so sánh với 2 "chàng" á hậu kia.
Hoa hậu Kazakhstan và Indonesia chỉ vào đến Top 15.
Tuy nhiên một điều cần lưu ý là vào tháng 12/2010 và 1/2011, bà Julia Morley đã trao lại bản quyền cho chủ sở hữu mới ở châu Á để họ làm riêng một cuộc thi tuyển lựa thí sinh độc quyền gửi tới HHTG 2011, gồm có: Philippines, Malaysia, Singapore, và Hàn Quốc. Đồng thời là việc thông báo HHTG có nhiều khả năng tổ chức ở Philippines năm 2013 và Bali, Indonesia năm 2014. Hoa hậu của các nước này đều được vào vòng trong. Trong khi Victoria Thúy Vy của Việt Nam là thí sinh châu Á được đánh giá cao nhất về hình thể, gương mặt, lẫn kỹ năng giao tiếp lại ngậm ngùi xếp thứ 76, rõ ràng đây là hành động "xử ép" của bà Julia Morley để trả thù việc RAAS hủy hợp đồng tổ chức năm 2010 ở nước ta.
Những thí sinh Á Đông có mặt trong Top 31 tứ kết HHTG 2011.
Nói không với vẻ đẹp ngoại lai
Ngoài việc nhiều cô gái có nhan sắc chỉ xứng tầm cuộc thi "hoa khôi làng Vũ Đại" cũng có thể trở thành á hậu Thế Giới từ năm này qua năm khác như đã đề cập ở trên. Và đối nhiều người có kinh nghiệm tại cuộc thi HHTG thì việc gửi một thí sinh mang một nửa dòng máu Âu Mỹ hoặclà người bản xứ có gương mặt hơi Tây có thể là một điều khá rủi ro. Thậm chí những cô gái Á Đông thuần khiết từ trong ra ngoài, nhưng sinh trưởng ở nước ngoài, tính cách bị Âu-Mỹ hóa và cách ăn nói quá thông minh, sắc sảo cũng hãy coi chừng trắng tay. HHTG dường như rất có ác cảm với thí sinh dạng này; mà Philippines và Thái Lan thường xuyên gửi những cô đầm lai rất đẹp nhưng lại trắng tay nhưng bất ngờ đoạt giải cao với những cô gái có nguồn gốc "cây nhà lá vườn" dù nhan sắc của họ rất tầm thường.
Những hoa hậu có nguồn gốc ngoại lai của Thái Lan bị loại một cách tức tưởi.
Ví dụ như năm 1996, đại diện của Thái Lan là một cô gái mắt xanh có vẻ đẹp hoàn mỹ Cindy Burbridge do bố là người Mỹ, mẹ là người Thái lai với Anh và Ấn Độ nhưng chẳng được thành tích gì, tuy nhiên sau đó cô trở thành một người mẫu và diễn viên nổi tiếng ở quê nhà. Năm 2001, Lada Engchawadechasilp sinh ra, lớn lên và học tập ở California, Mỹ cũng trở thành hoa hậu Thái Lan nhưng chỉ ra về với giải Hoa hậu Ảnh tại cuộc thi HHTG 2001, để cho hoa hậu Trung Quốc - Bing Li vào đến Top 5. Và năm 2004, lần đầu tiên đại diện Thái Lan là một thí sinh Hồi Giáo đến từ tỉnh miền nam Yala - Nikallaya Abdul Dulaya với nguồn gốc Thái, Mã Lai và Ả Rập được xem là gương mặt châu Á sáng giá nhất năm đó. Tất cả đều về không có tên ở vòng bán kết.
Thậm chí chỉ cần mang tên Tây, mặt nhìn hơi Tây cũng bị HHTG làm khó dễ.
Tương tự với Lalaine Edson - hoa hậu Philippines tại HHTG 1999 và Victoria Jane Jolly - hoa hậu Hồng Kông tại HHTG 2002 đều mang một nửa dòng máu Anh, cả 2 đều được đánh giá là ứng cử viên châu Á sáng giá nhất. Và trường hợp của Victoria Thúy Vy cũng là một ví dụ điển hình cho sự phân biệt đối xử đó, hoàn cảnh của Vy hoàn toàn giống của hoa hậu Thái Lan 2001, thậm chí cái tên Tây, mặt hơi lai và sống ở nước ngoài cũng bị "xử ép". Còn về phần Nguyễn Ngọc Kiều Khanh (2010) hay Dương Trương Thiên Lý (2008) thì không thuộc diện này vì có nhan sắc thuần Việt, cũng sinh sống và học tập ở nước ngoài nhưng trong suốt quá trình cuộc thi, cả 2 người đẹp này hoàn toàn không được để ý hoặc đánh giá cao.
Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ được biết những gương mặt nào có nhiều khả năng đại diện Việt Nam tham dự HHTG 2012.
Donald Nguyễn (Nguồn Giadinhvietnam.com)