2001: Tranh cãi dữ dội vì thí sinh chủ nhà giành chiến thắng áp đảo
Đêm chung kết năm 2001 được tổ chức tại Bayamón, Puerto Rico và Denise Quiñones (Hoa hậu chủ nhà) đã giành chiến thắng và đoạt luôn 3 trong tổng số 5 giải thưởng phụ chính thức năm đó, gồm có: Hoa hậu Ảnh, Trình diễn áo tắm và Phong cách toàn diện.
Những giải thưởng dày đặc của người đẹp này đã gây nên một cuộc tranh cãi dữ dội ngay sau khi cuộc thi kết thúc. Những hoài nghi và bàn tán về chuyện này vẫn còn kéo dài đến tận năm sau vì quốc đảo này tiếp tục trở thành nước chủ nhà cho Hoa hậu Hoàn vũ 2002.
Tuy nhiên, sau "cơn mưa đá" từ dư luận, Denise đã phần nào xoa dịu công chúng bằng cách chứng tỏ mình xứng đáng với vương miện. Cô thể hiện mình là người đẹp tri thức, giàu lòng nhân ái. Đặc biệt Denise Quiñones còn giành danh hiệu Hoa hậu của các hoa hậu năm 2001 do Global Beauties bình chọn.
Denise Quiñones chiến thắng áp đảo trong chung kết hoa hậu
Hoàn vũ 2001 khiến dư luận tranh cãi dữ dội
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2001 đánh dấu một thiên niên kỷ sắc đẹp mới cho nhân loại. Đồng thời nó cũng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của đấu trường sắc đẹp hàng đầu thế giới nhưng đã vướng nhiều tai tiếng.
Có thể kể đến như hoa hậu Puerto Rico (chủ nhà) - Denise Quiñones bị đồn mua giải. Hoa hậu Pháp - Élodie Gossuin bị nghi là đàn ông chuyển đổi giới tính. Hoa hậu Israel - Ilanit Levy đã “hò hét” trong bộ áo chống đạn bằng kim cương và đá quý để kêu gọi cho hòa bình cho Trung Đông.
Hoa hậu Brazil - Juliana Borges tự hào khi khoe với báo giới rằng mình đã trải qua nhiều lần giải phẫu thẩm mỹ gồm 4 lần đại phẫu và 19 lần tiểu phẫu. Hoa hậu Colombia - Andrea Noceti đòi kiện David Letterman vì dám phỉ báng cô và đất nước Colombia khi “nói đùa” rằng cô đã “nuốt” 50 gói heroin trước khi tham dự cuộc thi.
Đáng buồn hơn, các người đẹp đến từ khu vực Mỹ Latin còn gây ầm ĩ khu hậu trường bằng những tiểu xảo nhằm hạ thấp hình ảnh và uy tín của nhau trước ban giám khảo, giới truyền thông.
2002: Người đẹp da màu bị phân biệt đối xử
Năm 2002 cuộc thi vẫn được tiếp tục tổ chức tại Puerto Rico. Còn nhớ, cuộc thi suýt bị hoãn sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 nhưng BTC đã cố gắng để cuộc thi diễn ra. Năm này có lẽ đã trở thành một trong trong những cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ hay nhất nếu không dính đến việc tước vương miện của Oxana Fedorova và sự kiện không có một hoa hậu da màu nào lọt vào top 10 bán kết.
Chỉ bốn tháng sau Oxana trở thành Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên
bị tước vương miện vì không làm tròn trách nhiệm.
Cuộc thi năm 2002 bị xem như một sự phân biệt đối xử tồi tệ nhất trong lịch sử đối với những người đẹp da màu khi họ chiếm những vị trí cao trong mắt các chuyên gia, thậm chí số lượng các thí sinh da màu cao hơn các năm trước. Nhưng không một người đẹp da màu nào được vinh danh hoặc lọt các top quan trọng.
Vaness Mendoza của Colombia đã chiếm được cảm tình không chỉ đối với giới chuyên môn bởi nhan sắc, mà còn làm cả thế giới phải chú ý khi được xem là hiện tượng giống như trong câu chuyện “Cô bé Lọ lem”.
Năm đó, người đẹp Vanessa đến từ Colombia được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho vương miện. Cô sinh ra và lớn lên trong một khu ổ chuột ở bang Choco và có đến 15 anh chị em. Mồ côi bố từ nhỏ và để thoát khỏi cảnh bần cùng thì Vanessa đã bước chân vào con đường người mẫu rất sớm.
Năm 20 tuổi thì Vanessa đã viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thật khi trở thành Hoa hậu Colombia gốc da đen đầu tiên vào năm 2001. Nhưng câu chuyện cổ tích đã không toàn vẹn khi cô bị loại khỏi top 10 của Miss Universe 2002, cùng chung số phận của nhiều cô gái da màu khác.
Vaness Mendoza của Colombia được đánh giá rất cao nhưng không giành được giải nào
Oxana Fedorova trở thành Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên của Nga. Mặc dù trước đó cô là thí sinh đến muộn nhất khi cuộc thi đã đi hơn 1/3 chặng đường, nhiều người nghĩ rằng cô sẽ chẳng giành được giải gì.
Tin hậu trường còn tiết lộ, Oxana còn còn phải mượn quần áo của nhiều thí sinh khác, không nói được tiếng Anh căn bản, không được giới chuyên môn để ý hoặc đánh giá cao trước và giữa cuộc thi.
Tuy nhiên, cũng chỉ bốn tháng sau Oxana trở thành Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên bị tước vương miện vì không làm tròn trách nhiệm.
2009: Hoa hậu bị đồn dùng tiền mua giải
Stefania Fernandez, hoa hậu Hoàn vũ 2009 đã bị la ó rất nhiều. Những người nhà và fan của các thí sinh khác đã đồng loạt lên tiếng rằng cô gái đến từ Brazil này đã dùng tiền và "mối quan hệ cá nhân" để mua giải.
Báo chí Bahamas sau đêm đăng quang cho rằng chiến thắng của cô Stefania Fernandez được coi là đỉnh điểm của sự thiên vị và mờ ám tại đấu trường sắc đẹp Hoàn vũ. Có ý kiến cho rằng Hoa hậu Puerto Rico, Mayra Matos mới thực sự là chủ nhân của chiếc vương miện. Nhưng kết quả đã bị đảo ngược vào hồi kết.
Lý do nữa để nổ ra những tranh cãi ầm ĩ là Stefania Fernandez không hề lọt vào các top áo tắm hay trang phục dạ hội. Trong lịch sử hoa hậu Hoàn vũ, việc giành vương miện khi không lọt top 3 giải áo tắm hay trang phục dạ hội là điều hiếm thấy.
Stefania Fernandez bị đồn dùng tiền và "quan hệ cá nhân" để mua giải
2011: Fan tức tối khi hoa hậu của mình bị ví là khỉ đột
Leila Lopes của Angola giành Hoa hậu Hoàn vũ 2011 tại Sao Paulo, Brazil. Chiến thắng của cô gây sốc cho nhiều "nhà đầu tư" trong cuộc thi này. Không ai tin một cô gái da đậm màu lại trở thành chủ nhân của vương miện cao quý.
Ngay sau khi đăng quang, Leila Lopes đã rơi vào vòng vây tranh cãi. Người ta đồn rằng, hoa hậu Ukraine, Olesya Stefanko mới là người xứng đáng cho ngôi vị cao nhất.
Bên cạnh đó, tin đồn khác còn cho biết, sở dĩ Leila Lopes chiến thắng bởi vì cô nói tiếng Bồ Đào Nha. Và cuộc thi năm 2011 lại tổ chức ở Brazil, nơi đây rất đông dân số nói tiếng Bồ Đào Nha.
Không chỉ chê bai, nhiều trang tin còn dẫn lời những người không ưa Leila Lopes ví cô như... khỉ đột. Hành động quá đà này đã châm ngòi cho một cuộc khẩu chiến dai dẳng giữa đám đông người hâm mộ.
Leila Lopes bị châm chọc và xúc phạm sau khi đăng quang chỉ vì màu da
khám phá