Thanh Lam chưa bao giờ hết “nóng”, mà tuyệt nhiên, không phải bằng những trò gây sốc thông thường. Dù giờ đây, người ghét chị có vẻ nhiều hơn, nhất là sau vụ chị“động” vào “diva thứ 5” - Uyên Linh Idol. Bằng chứng là bao năm, cái ghế “diva số 1” của chị vẫn không ai dám “rắp tâm” soán ngôi; làng báo Tết 2011 vẫn tràn ngập các bài phỏng vấn nữ diva số 1... Chỉ có điều, trên ngôi vị độc tôn ấy, Thanh Lam dường như mỗi lúc một cô độc hơn trên bước đường sự nghiệp (?), Khi mỗi một lúc, lại thấy những người đàn ông đồng thời là cộng sự thân thiết của chị lần lượt rời vị trí (dù chưa bao giờ đi hẳn). Thay vào đó, là những tìm kiếm mới, những sự hợp tác mới, có khi gây hẫng...
Cái áo không quan trọng bằng cái móc áo
Cuối cùng thì album chị cộng tác cùng Đàm Vĩnh Hưng đã không kịp ra vào dịp cuối năm qua như dự định. Tuy nhiên, chị có cảm thấy rằng: Album này nếu được chờ đợi thì chỉ là với các fan của Mr. Đàm, còn với fan của Thanh Lam thì chưa chắc? Bởi đó vẻ như là dấu hiệu của lúng túng, hoang mang ở nữ diva số 1. Rằng: có lẽ nào, một diva số 1 của dòng nhạc chính thống lại có lúc cần dựa hơi, tranh thủ lượng fan hùng hậu của một ngôi sao số 1 thuộc dòng nhạc thị trường…
- Đặt dấu hỏi là việc của mọi người, còn với tôi thì cái gật đầu này đơn giản hơn nhiều. Nói sao nhỉ, nó cũng giống như thi thoảng, mình bỗng thích mặc một chiếc áo mới, không thuộc style của mình, để rồi sau khi cởi nó ra, lại vẫn trở về với chiếc áo mình yêu thích. "Chiếc áo đâu làm nên thầy tu" và cũng đâu ai bắt mình mặc nó cả đời đâu? Tôi nghĩ tới giờ này, tôi hoàn toàn có đủ bản lĩnh để biết lúc nào thì nên "mặc" hay "cởi" một "chiếc áo".
Nhưng chẳng lẽ chị không nghĩ chiếc áo đó là quá chật với chị sao?
- Đồng ý: album hát chung này chính xác là thuộc dòng nhạc phổ cập và là dòng nhạc Đàm Vĩnh Hưng đang theo. Cao hay thấp, chật hay rộ̣ng, điều đó tôi không cần biết và cũng không sợ, vì tôi nghĩ mình đủ tầm để kiểm soát nó. Theo tôi, chiếc áo chỉ chật khi một người chuyên hát nhạc sến vào một ngày đẹp trời bỗng muỗn chạy qua hát nhạc sang, nhạc chính thống - cái này tôi chắc có người cố cả đời không nổi. Chưa chắc hát nổi! Nhưng nếu là ngược lại, thì sự thể sẽ đơn giản hơn nhiều. Không tin, các bạn cứ chờ album ra thì biết. Thanh Lam hát nhạc sến thì phải khác, những gì cất lên từ con tim, mà không đơn thuần từ cuống họng, sẽ không thể là trì trệ, uể oải...
Chắc gì những thứ đó đã chạm được vào tim chị?
- Với tôi, mỗi bài hát giống như một bộ phim ngắn, nơi tôi sẽ làm trọn khả năng hóa thân của mình, làm chủ được ngôn ngữ âm nhạc đã định hình ở mình. Yên tâm đi, dù mặc chiếc áo nào đi chăng nữa thì tôi cũng không bao giờ xa rời quá mức cái mắc áo ấy của mình đâu.
Không khó – hẳn rồi, nhưng vấn đề là cái công chúng chờ đợi ở một diva, lại là diva số 1, lẽ nào là hai chữ ấy? Nếu như không muốn nói, hai chữ ấy có thể làm một diva dần đánh mất mình?
- Chưa cần dùng tới chữ diva ở đây, mà chỉ cần là một người làm nghề chuyên nghiệp, họ sẽ biết lúc nào nên lùi hay tiến, lúc nào nên dừng lại và bước lùi nào sẽ giúp cho bước tiến tiếp theo... Điều không thể chấp nhận ở một diva là sự giậm chân tại chỗ, cho dù có những di chuyển của họ có lúc chỉ là những bước đi ngắn và không thoát khỏi chòng chành, chới với. Và tôi không nghĩ cái tôi thiếu ở đây lại là một bản năng nhạy cảm.
“Nhạy cảm” cần có ở đây, dễ chừng cần được hiểu: “Cực đoan quá sẽ thiệt thòi” – nói như Tùng Dương, hay như chính chị từng tuyên bố: “Sau đỉnh cao, cái chị cần lúc này là bề rộng”?
- “Cực đoan sẽ thiệt thòi” ư? Đâu hẳn thế! Mỗi người đượ̣c công nhận thì đó là một thành quả và làm nghệ thuật, nếu không cực đoan, sẽ rất khó bảo vệ được con đường của mình, danh tiếng của mình. Đừng quên, chỉ có người giỏi mới dám cực đoan, bảo thủ!
Cổ súy cực đoan, nhưng đồng thời cũng bỏ phiếu cho sự linh hoạt, mềm dẻo – vậy rốt cuộc cái gọi là “cá tính nghệ sỹ, bản lĩnh sáng tạo” ở chị là gì?
- Là để đi đến cùng cái đích mình đã chọn, đã ngắ́m kỹ, đã luôn không ngừng trăn trở với nó, thì đôi lúc, cần phải biết lấy ngắn nuôi dài. Phải tin rằng một khi mình đã sở hữu một ngôn ngữ âm nhạc riêng, thì sẽ không ai có thể đánh cắp được điều đó ra khỏi mình nữa. Lấy ngắn nuôi dài không có nghĩa là bớt cực đoan, mà là một cách để nuôi dưỡng những điều lớn hơn, để được tiếp tục cực đoan, trong một đời sống âm nhạc không phải lúc nào cũng cho phép người nghệ sĩ được bay bổng bằng ý thích. Đúng là người giỏi thì thường cực đoan, nhưng để là người thông mình, đôi khi cũng còn cần phải biết mềm mại nữa, phải biết mình đang đứng trong môi trường nào và môi trường ấy cần gì ở mình để có thể tương thích.
Có một cộng sự của chị nói rằng: Thanh Lam luôn nói rất đúng về những gì mình… sai, chị có thấy “lời khen” này đúng?
- Phải nói thế này mới đúng: Thanh Lam luôn là người dám làm dám chịu và với một cá tính làm nghề đã được định hình, chắc chắn cô ấy sẽ ngày càng vững vàng để không dễ gì có thể lung lạc. Với tôi, tham vọng lớn nhất là khi chết đi phải để lại cái gì và vì tham vọng ấy, tôi sẽ không ngừng lao động đến tận cùng, khai thác đến tận cùng những gì tôi được cha mẹ trao cho, ông trời ban cho, thay vì để mình phải lệ thuộc quá nhiều vào người khác. Chỉ khi người nghệ sĩ chết đi, giá trị thật của họ mới bộc lộ rõ nhất, ảo ảnh về họ mới hiện ra thật nhất...Cảm xúc mà vẫn phải dựa thì vứt
Kinh nghiệm cho thấy, khi một người phụ nữ tỏ ra vững vàng, mạnh mẽ thì tận cùng của họ, chính là phút yếu đuối nhất. Chị đã hầu như chưa bao giờ chịu dừng lại – quả vậy – nhưng giờ đây, khi không còn Quốc Trung, Lê Minh Sơn bên cạnh, thực sự chị có cảm thấy cô độc, hoang mang?
- Một cộng sự thân thiết, bất kể đó là người bạn đời của mình, người tình của mình hay em mình, bạn mình, thì vào quãng thời gian đầu lúc họ mới ra đi, lúc chỗ ngồi của họ hãy còn ấm chỗ, việc mình lúng túng, hoang mang chắc chắn là có. Vì giờ là lúc mình phải bắt đầu "tự lập", phải một mình đối diện với những khao khát của mình. Rồi cũng phải quen! Và quen được, không đến mức khó như mình tưởng! Tuy nhiên, tôi không nghĩ, một cộng sự phải nhất thiết là một người có quan hệ tình cảm đặc biệt với mình, mà quan trọng hơn, là phải dùng chí hướng. Còn cao hơn cả sự cộng sinh, chính là sự cộng hưởng. Hiểu theo nghĩa này thì lúc này tôi không thiếu những cộng sự như thế và không lấy đó làm hoang mang. Nhưng dù gì đi nữa, với một người làm nghề chuyên nghiệp, thì trước tiên vẫn phải luôn tự mình đối diện với hoài bão của mình, phải "cần" trong sự "bất cần". Làm nghệ thuật mà để mình lệ thuộc vào người khác, tới mức cảm xúc cũng phải dựa, thăng hoa cũng phải dựa thì vứt!
Có thể vứt đi một mối quan hệ, thậm chí, cả một hoài bão, nhưng chẳng dễ vứt đi đâu được sự cô độc – chị có nghĩ thế?
- Biết vậy thì còn cố vứt đi để làm gì? Với một người phụ nữ giàu cá tính, tới mức sự nhạy cảm luôn là thái quá, thì tất yếu, họ sẽ luôn cảm thấy mình cô độc, ngay cả khi họ đang đi giữa chốn đông người, cũng cười cười nói nói như ai, cũng ồn ào giả lả, quần quần áo áo, phấn phấn son son, thậm chí, kể cả khi cuộc sống của họ tưởng chừng đang yên ấm. Biết làm sao, khi cô đơn, với một số người, đó đã như là thuộc tính!
Chị biết là không ít sự nghiệp đã trở nên dang dở, lung lay chỉ vì bị mất đi chiếc kim chỉ nam, một cánh tay đắc lực.
- Không có mẫu số chung cho điều này, dù tan hợp là chuyện phổ biến trong showbiz. Đúng, tôi có biết, có người tụt hậu, thậm chí về “mo”, khi sự hoảng loạn, hoang mang đã khiến họ chẳng thể̉ làm được gì hơn. Không chỉ ở mình, mà trên thế giới, cũng có không ít trường hợp. Nhưng cũng có người vượt qua được, thậm chí còn làm được hơn trước.
Nhưng khi một cộng sự đồng thời là động lực tình cảm thì sự “hẫng” hẳn phải nhiều hơn chứ! Ít nhất là từ chỗ mỗi sản phẩm âm nhạc của mình được hưởng một “chế độ chăm sóc miễn phí” thì giờ đây, cái gì cũng phải đi thuê, và quan trọng nhất, thay vì những định hướng dài hơi, thì chỉ còn những “cộng tác thời vụ”…
- Chẳng có gì là miễn phí ở đây cả, nếu như muốn tính chuyệ̣n đường dài với nhau. Trong tình yêu còn thế, huống hồ la trong công việc! Thế nên, tôi thường dạy con gái lớn của tôi: Không ai tự dưng yêu mình cả, có chăng chỉ là lúc bắt đầu thôi, còn về sau, phải là không ngừng nuôi dưỡng... Nói đâu xa, ngay cả một mối quan hệ tưởng chừng như vô điều kiện nhất là tình mẫu tử, cũng vẫn đi kèm với đòi hỏi, áp đặt chính là đòi hỏi.
Tôi hát nay hơn trước nhiều chứ!
Hãy thử nhớ lại thời điểm khó khăn sau khi chị rời Quốc Trung và trước khi chị tìm ra người cộng sự mới Lê Minh Sơn, thể trạng tâm lý của chị lúc đó thế nào?
- Nguyên nhân thì có thể̉ mỗi thứ một ít, có cái là chủ quan, là do mình chủ độ̣ng lựa chọn; cũng có cái là khách quan, là sự ba phải, bão hòa của đời sống âm nhạ̣c thiếu chuyên nghiệp đến mức phát ngán, nên đã có lúc, tôi cảm thấ́y như không thể̉ tiếp tục hát được nữa, đã muốn bỏ đi vì mặt bằng không đủ kích thích cảm hứng sáng tao... May thay lúc đó Lê Minh Sơn xuất hiện và điều mà đến giờ tôi vẫn hết sức cảm ơn Sơn đó là đã giúp tôi lấy lại đượ̣c tinh thần để̉ đối diện với mặt bằng ấ́y, thực tế ấy; rằng tốt hơn hết hãy chuyể̉n động đi, thay vì ngồi một chỗ kêu chán rồi để̉ mình rơi xuống hố. Bằng những lời động viên nhiệt thành và có lửa, Sơn đã giúp tôi thắp lại niềm tin về hoài bão, rằng nếu sự phũ phà̀ng kia là có thật, thì hoài bão cũng là điều có thật.
Và cũng vì “lửa” mà đám cháy ấy đã bùng lên ghê gớm. “Đẻ” dày thế, không mất sức mới là lạ!
- Con số́ chính xác thì tôi không nhớ, nhưng đúng là tới lúc này, thẳng thắn ma nói, việc làm live show và ra album dồn dập như vậy quả tình không hẳn là một viêc làm thông minh vì không phải thời điể̉m nao cũng là thiên thời, địa lợ̣i. Nhưng thôi, đã làm thì không nên ân hận. Vả chăng, cái gì cũng phải có gia của nó, có đượ̣c thì phải có mấ́t...
Có công nhưng đồng thời cũng có thể là “có tội” nhỉ, tội “vắt kiệt” chị?
- Đã là gì, đã là bao so với những gì chúng tôi mơ ước mà gọi la vắt kiệt? Vắt kiệt được thế thì đã là tuyệt vời! Cái vắt kiệt đáng sợ nhất, đau nhất chính là môi trường âm nhạc lẫn lộn vàng thau ngoài kia kìa! Biết bao nhiêu hoài bão nghiêm túc đã bị vắt kiệt bởi nó.
Chị hẳn biết là, có một album của chị, đã ra từ trước đó rất lâu nhưng tận tới giờ vẫn được công chúng và giới làm nghề nhắc đến như một trong những cột mốc ấn tượng của nữ diva số 1?
- Là “Mây trắng bay về”?
Chính xác! Chị nghĩ đó là vì tâm lý “ăn ít, ăn chậm thì dễ thấy ngon” hơn, hay phải là một nhiệt lượng trái dấu như Quốc Trung thì mới đủ lực để “hãm” bớt chị, mới giúp chị “bay” nhẹ nhàng như “mây trắng” được?
- Mây trắng bay nhẹ nhàng, có thể̉ vì lúc ấy, mọi thứ đều tương đối trong trẻo, nhẹ nhõm, từ âm nhạc đến cảm xúc, cả niềm tin nữa. Ngày ấy, chúng tôi hát và làm nhạc mà không quá nặng nề chuyện kiếm tiền, đúng hơn là không biết làm kinh tế. Live show “Em và tôi” thắng lợi về danh tiếng nhưng hầu như Quốc Trung – Thanh Lam không thu về đượ̣c một xu nao. 10 năm trời làm nghề (suố́t từ năm tôi 18–28 tuổi) hầu như chỉ biết trông vào đồng lương, mọi cống hiến hầu như đều miễn phí, rồi thì nhiệt huyết, tình yêu, tuổi trẻ - thử hỏi, làm sao cái đầu người ta không trong trẻo đượ̣c? Đó cũng là lúc mình chưa đến nỗi khắt khe với chính mình, trong âm nhạc, cũng như nhiều thứ khác... Nhưng cũng chính bởi thiếu đi sự khắt khe mà tới giờ nhìn lạ̣i, tự mình, tôi thấy nó còn non nhiều chỗ.
Đến Lev Tolstoy mà còn có lúc muốn phủ nhận giá trị của… “Chiến tranh và hòa bình” cũng như toàn bộ văn nghiệp của mình nữa là! Phủ nhận quá khứ có thể là khiêm nhường, nhưng có thể, cũng là một cách người ta không muốn thừa nhận bước lùi trong hiện tại?
- Không, sao lại là bước lùi đượ̣c, khi mà thực sự giờ đây tôi tự cảm thấy mình hát hay hơn trước nhiều, nhờ sự chín muồi về cảm xúc, sự dày dặn về nhận thức, vốn sống; còn ở “Mây trắng bay về” nếu nghe kỹ, các bạ̣n sẽ thấy: rõ ràng kỹ thuật hát, tinh thần hát trong đấy chưa thực sự chứa đựng đượ̣c nhiều ẩn ý phía sau nó, mà hầu hết, vẫn chỉ mới tạm là những cảm xúc bề mặt, thậm chí, có cảm xúc là vay mượn.
Đàn ông quý nhất là giỏi!
10 năm hầu như miễn phí… - Câu chuyện thuộc về một thời, hơn là một người ấy, lẽ nào lại khiến chị nản, và dẫn đến sự đứt gánh, ra đi?
- Không, không phải chuyện kiếm tiền. Thời làm cùng anh Trung, cũng có lúc chúng tôi kiếm đượ̣c chứ, nhờ các hợp đồng thu băng cho hải ngoạ̣i. Hay ngược lạ̣i, thời làm ca sĩ tự do, cộng tác cùng Lê Minh Sơn, đành rằng tiền có thể̉ kiếm ra nhiều hơn, nhưng bù lạ̣i, cũng phải đầu tư nhiều hơn, rồi thì đĩa lậu... Bạn nói đúng, đó không phải là chuyện của một người, mà thời đó, cả làng người ta đều như thế, một thời là thế! Cái chính ở đây, là độ vênh trong nhịp bước, để̉ có thể̉ song hành. Hơn ai hết, người biết rõ Quốc Trung có tài, Quốc Trung có thể̉ làm đượ̣c nhiều hơn thế, là tôi. Nhưng cái anh thiếu, lúc đó, theo tôi, có thể̉ là sự quyết liệt, mạnh dạn.
Võ đoán cho rằng, có thể là lúc đó, cái bóng của chị quá lớn…
- Không, chuyện đó không có, và đúng là võ đoán. Cái bóng ấy nếu có thì làm sao đủ lớn trước một người vào nghề tương đối suôn sẻ, với những bước đi thuận lợi nhất... Nhưng biết đâu, có thể̉ cũng chính vì điều kiện lý tưởng đó mà người đồng hành với tôi đã không được kích ứng bởi các áp lực – tuy gây mệ̣t mỏi nhưng có khi là cần thiết, với một người nghệ sỹ.
Nhưng bằng chứng là sau khi “thoát khỏi cái bóng”, đã ngay lập tức có một Quốc Trung của ca khúc, của world music, của “Đường xa vạn dặm”, hay thậm chí, có cả một “hội những người phát cuồng vì nhạc sĩ Quốc Trung” sau khi anh lên nói “lung tung và nổi tiếng” trên Idol?
- Chưa, kể̉ cả là thế! Bởi nếu biết rõ Quốc Trung, bạn sẽ hiể̉u bấy nhiêu vẫn chưa là gì cả, so với những gì anh ấy có thể̉ làm cho âm nhạ̣c, so với nguồn năng lượng có trong anh ấ́y. Có thể̉ vì tôi luôn đặt rấ́t nhiều kỳ vọng vào tài năng và tâm huyết của anh ấy, trước đây sống cùng đã thế, giờ cũng thế. Làm nghệ thuật dĩ nhiên luôn cần đến cảm xúc, nhưng thay vì ngồi chờ cảm xúc, có lúc mình cũng cần “dẫn dụ” nó.
Chị không nghĩ việc dẫn dụ cảm xúc ấy, với một nghệ sỹ biểu diễn thì sẽ dễ dàng hơn với một nghệ sỹ của phòng thu sao?
- Không, phòng thu có cái sướng của phòng thu chứ! Đã nhất của việc “bị nhốt" chính là được tự mình cởi trói, được một mình đối diện với cảm xúc thật nhất của chính mình ma không bị ai, cái gì làm phiền cả...
Một người thì đầy than (nhưng không chịu cháy hết), một người thì đầy lửa (nhưng lại không biết tiết kiệm củi) – Xem ra những “cộng sự ruột” của chị lúc nào cũng… “có vấn đề” nhỉ, không bao giờ đủ cho một người toàn “làm khổ” đàn ông bằng hai chữ “kỳ vọng”?
- Thì đấy, cộng Quốc Trung và Lê Minh Sơn lại thì thể̉ nào cũng ra một cộng sự hoàn hảo. Nhưng thế thì còn nói làm gì!
Khi sự hoàn hảo là không thể, vậy thì ở thời điểm này, chị nghe ai?
- Dù còn hay không còn đi bên cạnh, khi có việc cần hỏi, tôi vẫn gọi điện cho họ, vì những gì tốt nhất họ từng dành cho tôi. Đàn ông, quý nhấ́t là giỏi, nên tôi chỉ có thể̉ nghe lời đàn ông giỏi. Nhưng cũng chưa biết đượ̣c, vì lắm khi tôi còn “giỏi” hơn họ ở chỗ bướng! Bướng và bảo thủ!
Theo Thể thao & Văn hóa