Trong cung của các vị hoàng đế Trung Hoa cổ đại, ngoài quân lính thì đông nhất là thái giám và cung nữ, cả hai đều là bộ phận không thể thiếu trong quyền lực của triều đình. Tuy nhiên, người nhiều người tò mò tại sao lại hoàng đế lựa chọn thái giám hầu hạ thay vì để cung nữ xinh đẹp? Hóa ra lý do đằng sau rất thực tế.
Thể hiện quyền lực
Để thể hiện quyền lực của mình, các vị hoàng đế thời xưa không chỉ xây dựng những cung điện và hậu cung lớn cho mình mà còn có rất nhiều hoạn quan và cung nữ phục vụ trong cung. Là một phần không thể thiếu của quyền lực đế quốc, cả hai có sự phân công lao động khác nhau, nhưng trách nhiệm của họ là phục vụ các thành viên hoàng gia.
Trước tiên nói về cung nữ, nếu muốn trở thành cung nữ thì trước tiên phải có gia thế tốt và dung mạo đẹp. Nếu cung nữ xấu xí, có thể bị coi vào tội xúc phạm đến hoàng đế, người tuyển cung nữ sẽ bị trừng phạt.
Ngoài ra, độ tuổi phải phù hợp và mọi kỹ năng đều phải thành thạo. Vì vậy, thông thường các cô gái sẽ vào cung ở tuổi mười bốn hoặc mười lăm. Tất nhiên, nếu muốn thì không thể cứ vào cung được, còn phải trải qua các vòng tuyển chọn. Nếu những cung nữ được chọn vào cung mắc sai lầm, họ sẽ bị đuổi ra ngoài và bị thay thế bởi một nhóm người mới. Khi vào trong cung, các cung nữ sẽ được dạy các quy định cũng như được đào tạo công việc, nhiệm vụ được giao phó.
Hơn nữa, trước thời nhà Thanh, cung nữ không chỉ phục vụ hoàng đế mà còn là ứng cử viên để trở thành phi tần - vợ ủa hoàng đế. Tuy nhiên, đến thời nhà Thanh, việc lựa chọn phi tần và tuyển chọn cung nữ hoàn toàn tách biệt, và hầu như không có cung nữ nào có thể trở thành vợ lẽ của hoàng đế. Để trở thành vợ của hoàng đế thường là những người có xuất thân danh giá, con gái của các gia tộc lớn hay thuộc dòng dõi hoàng gia.
Ngược lại, chọn thái giám dễ dàng hơn nhiều. Hoạn quan còn được gọi là thái giám, công công, yêm nhân, nội thị, thị nhân, trung quan, nội quan, nội giám... Tuy nhiên, lúc đầu vẫn có sự khác biệt giữa thái giám và hoạn quan.
Hoạn quan xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Những ghi chép sớm nhất về hoạn quan là vào thời Tây Chu, và từ hoạn quan chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Tùy và nhà Đường. Cho đến thời nhà Minh, không phải thái giám nào cũng đủ tiêu chuẩn để gọi là thái giám.
Phải chăng vì chức thái giám được truyền từ đời này sang đời khác nên hoàng đế đã từ bỏ những cung nữ mà để thái giám hầu hạ mình?
Trên thực tế, mối quan hệ này hoàn toàn ngược lại. Chính vì các hoàng đế của các triều đại đều chọn thái giám để hầu hạ mình nên thái giám mới có thể vượt qua các cung nữ một cách toàn diện và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quyền lực của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Có ba lý do chính khiến hoàng đế nhất quyết sử dụng hoạn quan bị thiến để phục vụ mình thay vì cung nữ:
Giữ huyết thống hoàng gia thuần khiết
Đối với các đế chế Trung Hoa, một trong những nhiệm vụ quan trọng hoàng đế cần làm là đảm bảo sự tiếp nối của triều đại. Vì mục đích này, các hoàng đế luôn có một hậu cung khổng lồ vô số giai nhân với mong muốn sinh nam nhân kế vị. Trong cung, các cung nữ đều muốn làm phi của hoàng đế, nhưng phi tần của hoàng đế trong xã hội phong kiến đều có những quy định nghiêm ngặt, thậm chí còn có quy định về số lượng và chức vị.
Vào thời cổ đại, hậu cung có hệ thống cấp bậc liên tục thay đổi trong hàng trăm năm. Tuy nhiên, nhìn chung có ba thứ bậc tiêu biểu - hoàng hậu, các phi tần và thê thiếp. Ngoài ra, những thái giám phục vụ những nữ nhân hoàng tộc này cũng có thể được coi là một phần của hậu cung.
Đứng đầu hậu cung là hoàng hậu, người “vợ chính thức” của hoàng đế. Hoàng hậu là hình tượng tôn kính và kính trọng nhất đối với phụ nữ hoàng gia. Trong hậu cung, chỉ hoàng đế và thái hậu có quyền cao hơn, những người còn lại phải tuân lệnh của hoàng hậu. Những người phụ nữ có thể trở thành vợ và thê thiếp của hoàng đế lúc bấy giờ đều là con gái của các gia đình quý tộc, địa vị của họ không hề thấp trong lịch sử.
Nếu cung nữ được sử dụng để hầu hạ hoàng đế, cho dù không xinh đẹp nổi bật hay xuất thân thấp hèn, thì khi ngày đêm gần gũi sẽ không tránh khỏi việc nảy sinh dục vọng. Nếu chẳng may cung nữ có thai với hoàng đế thì chắc chắn sẽ xảy ra việc phá vỡ trật tự và dòng dõi của hoàng gia ở hậu cung.
Thời xưa, thứ bậc rất nghiêm ngặt, phi tần được phân định địa vị rõ ràng, cho dù một người phụ nữ có địa vị thấp sinh ra hoàng tử cho hoàng đế cũng khó có thể trở thành hoàng hậu hoặc phi tần. Thuộc tầng lớp quý tộc trong hoàng tộc nên hoàng đế thường không dùng cung nữ để hầu hạ mà sử dụng các hoạn quan.
Nguyên nhân thứ hai là sự khác biệt về thể chất giữa nam và nữ
Khi quyền lực của triều đại tiếp tục mở rộng, hoàng đế ngày càng sở hữu nhiều phụ nữ và của cải, cung điện ngày càng rộng lớn hơn, đòi hỏi ngày càng nhiều công việc nặng nhọc như lấy nước, chẻ củi, khênh kiệu. Các cung nữ quá yếu để có thể đảm đương những công việc thể chất này. Hoàng đế thường quản lý các công việc liên quan đến thể chất, vì vậy việc sử dụng thái giám là tối ưu.
Để có người làm những công việc nặng nhọc trong cung, đồng thời đảm bảo sự trong sạch của huyết thống hoàng gia, các hoàng đế đã sáng ra chế độ thái giám phân rõ nhiệm vụ và chức vị của họ.
Lý do thứ ba là tư tưởng truyền thống trọng nam hơn nữ
Trong xã hội phong kiến cổ xưa hàng nghìn năm, nam giới luôn là trung tâm chính trị và chỉ có một nữ hoàng duy nhất là Võ Tắc Thiên.
Từ việc cúng tế cho đến những người giúp việc trong cung, đến quản lý các thái giám và cung nữ, thậm chí còn trở thành thân tín thân cận của hoàng đế đều là thái giám. Xã hội phong kiến Trung Quốc luôn ưu ái con trai hơn con gái, phụ nữ không được phép làm quan.
Tất nhiên, trong lịch sử cũng có nữ quan, chẳng hạn như Thượng Quan Uyển Nhi thời Võ Tắc Thiên, nhưng cũng chính vì đang ở thời kỳ đặc biệt khi Võ Tắc Thiên nắm quyền nên mới xuất hiện. Ngoài thời Võ Tắc Thiên cai trị, trường hợp phụ nữ làm quan là hiếm có trong suốt các triều đại của Trung Hoa.
Dưới ảnh hưởng của tư duy truyền thống, các người hầu xung quanh hoàng đế chỉ có thể là thái giám, địa vị của họ cao hơn nhiều so với các cung nữ.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)