Cả hai chiếc nhẫn đính hôn và nhẫn cưới của Hà Tăng đều được làm từ chất liệu kim cương. Nữ diễn viên vô cùng hạnh phúc vì tìm được một người chồng hiểu cô, thông hiểu nghề nghiệp và chia sẻ những tâm tư tình cảm trong đời sống kể từ khi yêu nhau. Cách đây không lâu, Hà Tăng được phu quân Louis Nguyễn cầu hôn trên đỉnh núi ở New Zealand khiến cô cảm thấy vô cùng phấn khích và nghĩ rằng mình là người hạnh phúc nhất thế gian khi có được tình yêu của Louis Nguyễn.
Từ "kim cương" bắt nguồn từ "adamas" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "vật không thể xâm chiếm". Giống như sự cứng cỏi, bền vững nhất của mẹ Thiên nhiên, kim cương tượng trưng cho sức mạnh vô địch, hoàn toàn thích hợp cho những giao kèo hôn nhân. Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn tin kim cương là sự hợp thành các mảnh vụn của những ngôi sao rơi, sẽ mang đến sức mạnh và sự che chở tuyệt đối cho người đeo chúng.
Nhẫn kim cương xuất hiện chính thức trong lễ đính hôn từ thế kỷ 18 ở châu Âu. Nữ hoàng Charlotte, vợ của Hoàng đế Anh George Đệ Tam được xem là người đầu tiên chọn nhẫn kim cương làm nhẫn cưới. Tuỳ theo nền văn hoá mà người ta đeo nhẫn bên tay trái hoặc phải. Ban đầu, chỉ những người vợ đeo rồi dần dần, bước sang thế kỷ 20, nhẫn cưới trở thành vật bất ly thân của cả đàn ông lẫn phụ nữ sau khi kết hôn.
Bên trái là chiếc nhẫn đính hôn của Hà Tăng và bên phải là nhẫn cưới của nữ
diễn viên "Bỗng dưng muốn khóc"
Khi xuất hiện tại một sự kiện ở Hà Nội, Hà Tăng khoe chiếc nhẫn kim cương
có mặt đá được làm nổi lên trên, chiếc nhẫn này ước tính có giá khoảng
6.000 USD
Sau đám cưới, vợ chồng Hà Tăng xuất hiện tại một sự kiện với cặp nhẫn cưới
được làm mặt trơn, không nhiều họa tiết, trên bề mặt chiếc nhẫn của
Hà Tăng được gắn nhiều viên kim cương nhỏ, chìm vào bên trong
kiểu dáng kinh điển của nhẫn cưới này giúp cho chủ nhân
thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày
Nhẫn của chồng Hà Tăng - Louis Nguyễn có kiểu dáng tổng thể giống Hà
Tăng, trên mặt chiếc nhẫn chỉ độc viên kim cương nhỏ nhắn
Sự khác nhau giữa nhẫn đính hôn và nhẫn cưới |
1. Nhẫn đính hôn Trong hai loại nhẫn, nhẫn đính hôn sẽ là loại được sử dụng đầu tiên trong chặng đường tình yêu của đôi uyên ương. Khi muốn cô gái đồng ý chung sống trọn đời với mình, các chàng trai sẽ phải ngỏ lời cầu hôn và khi đó, vật đính ước sẽ là chiếc nhẫn đính hôn xinh xắn.Nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi tạo vẻ sang trọng, ấn tượng. Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới. Trên nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi, nếu có điều kiện kinh tế, chàng trai có thể tặng nhẫn đính hôn nạm kim cương, hoặc các loại đá quý. Nhẫn đính hôn phổ biến nhất thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý, màu sắc, kiểu dáng phù thuộc chủ yếu vào sở thích của cô gái. 2. Nhẫn cưới Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được sử dụng trong một sự kiện quan trọng hơn, đó là ngày cưới. Chiếc nhẫn chính là lời công bố khéo léo với tất cả mọi người rằng, đôi uyên ương đã gắn kết và sẽ trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới được nhiều người coi là biểu trưng cho sự ràng buộc trong hôn nhân, thể hiện tình yêu hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới và là thông điệp rõ ràng về tình trạng hôn nhân của người đeo nhẫn. Về kiều dáng, nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới đa số là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều hoạt tiết trên thân. |
2Sao