Nối tiếp Q, có lẽ, Albee đang là nguồn cảm hứng sáng tác của Quốc Bảo. Anh chụp ảnh Albee và post liên tục lên mạng xã hội. Gần đây các ca khúc mới anh sáng tác đã nhận được sự hưởng ứng khích lệ của rất nhiều người. Người ta đoán rằng tình yêu mới với Albee đã đem lại nguồn cảm xúc cho người nghệ sĩ.
- Người ta thường tự bảo “biết đủ là được”, anh nghĩ sao về câu này?
- Tôi có một ít khả năng về âm nhạc, văn chương, nhiếp ảnh, cũng không đáng gọi là tài. Tất nhiên tôi vẫn có thể đi cuốc đất, bổ củi, đạp xích lô, làm thợ hàn như tôi từng làm sau khi xong phổ thông và chưa có cánh cửa nào mở ra. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tất cả, tôi làm sao thoát được. Nhưng tôi ít nhu cầu nên cũng không đến nỗi điên đảo vì kinh tế.
Nhạc sĩ Quốc Bảo đang yêu cô gái có tên Albee.
- Còn tinh thần thì sao? Hình như yêu cũng là một liệu pháp tinh thần luôn được anh sử dụng, dường như anh là một người… dễ yêu?
- Tinh thần tôi bình ổn, đời sống nhẹ nhõm. Dễ chịu lắm. Đời thật đáng sống và đáng để yêu. Còn tôi có dễ yêu hay không, thì người yêu tôi biết.
- Cuốn “Thị dân” và chương trình âm nhạc vừa rồi là thành quả những tháng ngày bên Q.,người mang lại cảm hứng cho anh?
Xin đính chính một chút: cuốn "Thị dân" được đề tặng Q., người yêu cũ của tôi; còn chương trình nhạc ở phòng trà vừa rồi không liên quan gì đến Q. hết.
Khắc kỷ và giữ kỷ luật sắt
- Qua các tác phẩm nhạc, các bài viết, mọi người thường hay hình dung Quốc Bảo đúng là một kiểu người nhẹ nhàng, lãng mạn, bay bổng, và da diết nữa. Anh thấy mình có ổn?
- À, đó là bút pháp. Còn người thật của tôi khá khô khan, thực tế, khắc kỷ và rất kỷ luật. Như một người lính, một thầy tu.
- Chuyện khô khan, thực tế, khắc kỷ, kỷ luật, ở đây giúp gì anh trong rất nhiều mối quan hệ với các người đẹp, nhất là những người muốn tìm đến anh như một cánh cửa của sự thành công?
- Có hai vấn đề khác nhau. Tôi khắc kỷ và giữ kỷ luật sắt cho bản thân vì đó là phương cách duy nhất giúp tôi tồn tại - xin hiểu cho là tồn tại bằng nghề hiện giờ, nghề nhạc. Tôi không có được hậu thuẫn nào từ gia đình và không một ưu đãi nào từ xã hội, phải vừa kiếm sống vừa theo đuổi nghề và rồi dùng nghề để kiếm sống.
Khắc kỷ như thế nào ư? Tôi không chiều đãi bản thân, không cho nó nghỉ ngơi ngay cả khi đang ốm nếu có việc cần làm, không sai hẹn bao giờ, không tha thứ cho lỗi lầm của mình và nhìn thẳng vào sự thật.
Còn với người khác, tôi thường có hai thái độ: hoặc rất thờ ơ (nếu đó là người tôi thấy không ăn nhập gì với đời mình) hoặc chân thành và tận tình. Thường tôi không cởi mở ở phút đầu, rất dè dặt và lạnh lùng nữa. Tôi sẵn sàng giúp ai đó nếu thực sự nhìn thấy khả năng của họ, vì hồi xưa tôi từng khao khát được học ở một vị thầy giỏi, được một người nào sẵn lòng giúp mình vượt qua một trở ngại... Chuyện người đẹp người xấu hình như không có gì liên quan ở đây.
- Phải chăng chính cái sự khắc kỷ, nghiêm khắc đến khuôn phép ấy được anh "áp dụng" ngay cả trong chuyện tình cảm, và nó từng tạo nên sự "tức tưởi" của bạn đời cũ và bạn gái của anh?
- Xin miễn bình luận. Đời dạy tôi thay vì khóc, nên cười. Khóc là mình nhũn ra, cười giúp ta cứng cáp. Cười vui, cười buồn, cười đau, nhiều kiểu, nhưng phải cười. Còn đau quá, thì không hẳn, tôi biết mình còn sướng hơn nhiều người.
- Xin cảm ơn anh!
Đẹp