Chào Trinh Trinh, lần này chị vào vai diễn Bùi Thị Xuân, chị có phải thay đổi cách diễn của mình cho nó phù hợp không? Vì trước đó chị đóng cải lương, bây giờ diễn một vở kịch?
Thực tế với vai Bùi Thị Xuân, chỉ khác nhau giữa cải lương và kịch có đôi chút. Ví dụ như về cải lương hình thể, vũ đạo nhiều hơn, cái thoại sẽ nặng hơn và lòng vào ca. Về kịch nói thoại gần gũi hơn. Đôi khi đây là cái vở kịch về sử ca nên đôi khúc phải nhấn nhá vài chỗ để cuốn hút. Người ta cứ nghe thoại giống bình thường sẽ hơi bị nhạt đi nên đôi khúc vài chỗ phải nhấn nhắn để cuốn hút khán giả, thính giả nghe.
Lần này chị tham gia vở diễn chung với chồng mình, chị có cảm thấy áp lực hay có điều gì cho bản thân phải nỗ lực nhiều hơn không?
Tôi luôn nói khi tập với anh Kim Tử Long lúc nào cũng phải áp lực. Áp lực về thời gian, sự chỉn chu của anh ấy quá muốn cầu toàn. Đó là ưu điểm của anh ấy, nhưng đó lại là sự áp lực cho tất cả các diễn viên. Cận Tết nữa, ai cũng phải có những công việc riêng, không phải chỉ riêng vở kịch sử Thanh Long mà còn phải có nhiều công việc khác. Nhiều khi sợ anh ấy lớn tiếng với các bộ phận chuyên môn, các nghệ sĩ. Bên cải lương quen rồi, đặc biệt cá nhân tôi quá quen, sợ các bạn trẻ bên kịch chưa hiểu ý sẽ buồn chú Kim Tử Long. Nhân đây cũng nói các bạn trẻ đừng chạnh lòng với chú vì lời thật sẽ mất lòng với nhau. Anh ấy muốn đóng góp những chân tình nhất đến cho các cháu, để sau này các cháu sẽ có những quy tắc về cách làm việc của anh ấy hiểu thêm, hiểu sâu hơn sẽ rất là thương anh ấy nhiều.
Anh Kim Tử Long là vào vai, có những cái cảnh tình cảm với bạn diễn nhỏ hơn, chị có ghen không?
Tôi có ngại gì đâu. Tôi còn muốn giúp, có góp ý chút xíu Yến, để hai người diễn cho có sự ăn ý với nhau nhiều hơn. Yến quá nhỏ, hồi lúc đi diễn có mấy tuổi, tôi biết bé mà, không có ngại gì. Với vợ chồng của tôi từ xưa tới bây giờ không có ngại những cảnh đó. Vì người nghệ sĩ phải hiểu đó là diễn trên sân khấu. Nhưng mà để diễn như vậy mình mới có những cảnh đẹp hơn.
Dịp Tết đến mọi người đều bận rộn, anh chị đều tham gia vở diễn còn là một vở kịch, mình phải tốn rất nhiều thời gian để tập kịch. Bây giờ thù lao của diễn kịch không có nhiều. Tại sao anh chị lại chọn không chạy show mà lại chọn diễn kịch trong dịp Tết này?
Đây là một dịp rất tình cờ, một cái sự hữu duyên của chị Hồng Vân với anh Kim Tử Long. Một dịp đi quay cảnh Hà Giang, mọi người có thể đi ra Hà Nội đến viếng thăm đền Công Chúa Ngọc Hân, nghe kể về Ngọc Hân Công Chúa, biết được cả những sử ca, anh ấy sẽ bị cuốn hút, nghe có một vở của soạn giả Lưu Quang Vũ rất hay, các bạn trẻ đã làm cái tác phẩm này để thi rồi. Nhân đây muốn làm ở một sân khấu lớn hoành tráng, lan rộng đến cho tất cả người dân Việt Nam của mình. Biết chắc chắn làm lịch sử sẽ rất khó thu hút khách. Hầu như mỗi một năm anh Kim Tử Long. mọi người để ý cứ mỗi một năm đều làm một vở sử. Nếu khán giả theo suốt anh ấy sẽ biết, ngày xưa làm “Má Hồng soi kiếm bạc” lâu lâu làm những trích đoạn về sử, về Bức Ngôn Đồ Đại Việt. Anh Kim Tử Long làm những vở sử Rạng Ngọc Công Sơn bây giờ làm vở Tình sử Thăng Long muốn chạm ngõ với kịch nhạc để biết kịch thử sức như thế nào. Tôi luôn ủng hộ anh ấy để cho có điều mới mẻ hơn. Bây giờ Tôi nghĩ đây vở kịch truyền tải qua cải lương sẽ rất là hay nữa.
Thời gian gần đây có nhiều người đoàn cải lương họ xã hội hóa bật dậy tên tuổi của gia tộc của mình. Bây giờ chị từng là một người ở trong gia tộc cải lương rất lớn, có khi nào chị sẽ có ý định bật dậy tên tuổi của đoàn cải lương của mình không?
Cái đó phải nghĩ chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ. Quan trọng cái lực của mình có đầy đủ hay chưa. Tôi luôn tự nói với mình làm cái gì phải có thiên thời địa lợi. Tất cả 4 yếu tố đó mình mới làm được.Bây giờ mình có tài, có thực lực nhưng không có kinh tế cũng khó làm. Nếu có kinh tế mà không có tài cũng không có thể làm được. Tài năng phải đi đôi rất là nhiều.
Có khi nào anh Kim Tử Long nói chị hoặc anh gợi mở cho chị có những ý tưởng để bật dậy không?
Anh Kim Tử Long rất đam mê nghệ thuật. Đôi khi tôi cảm thấy là anh ấy sống vì nghệ thuật. Hầu như nói về nghệ thuật, đụng tới nghề anh ấy như bị cuốn hút. Có thể quên ăn, không ngủ. Như 10 giờ sáng tập cho tới tối, dậy 7 giờ 30 là đã dậy rồi. Đó là lý do tôi luôn dùng từ áp lực. Người ta 10 giờ, 9 giờ 30 anh ấy đã có mặt. Ví dụ các bạn ở xa nghĩ 10 giờ là đúng như đi làm đúng 10 giờ miễn sao có mặt. Nhưng ở sân khấu phải có mặt trước 15 - 20 phút. Đó là tác phong làm nghề của anh ấy rất tốt. Nhưng làm như vậy ai cũng lo sợ. Nhưng với anh ấy luôn mong, vẽ ra tôi vài điều để cho chị vực dậy nhất là trong gia đình của tôi. Nh tôi có chia sẻ tôi cảm thấy chưa hội tụ đầy đủ yếu tố, chưa đúng thời điểm, chắc chắn sẽ làm nhưng chưa đúng thời điểm.
Sau khi chú Thanh Tòng qua đời, người đứng ra gánh vác ai là người đứng ra gánh vác và duy trình đoàn cải lương hồ quảng của gia đình?
Bên gia đình tôi luôn có sự tôn trọng. Như bây giờ các ông bà mất hết còn một bà thím. Mẹ tôi, cậu tôi cũng mất, bây giờ chỉ còn ba mẹ của chị Tú Xương là dì Thanh Loan, dượng Sáu Trường Sơn, cậu Minh Tâm nhạc sĩ, cậu Công Minh lo về phục trang, cậu Thanh Sơn lo về vũ đạo, dạy các trường. Khá nhiều bạn trong trường nghệ thuật sân khấu học rất nhiều. Tôi không biết nghề này nó có bị mai một hay không. Do nhiều tình hình giải trí, như sân khấu tập nhiều, riêng vở này tập trên cả tháng, nó còn hại sức để tập, Tết phải ra sân khấu tập lần nữa mà diễn có 2 suất. Công sức cũng bỏ ra để đánh đổi lại hai suất, chẳng qua đó là đam mê. Khi hiểu kịch sẽ lãnh thù lao thấp hơn rất nhiều. Nhiều người bỏ để chạy show ra bên ngoài nhiều lắm. Nhưng chúng tôi vẫn làm, vì nói dùng hai chữ yêu nghề nó đơn thuần. Hầu như mọi người ai mà nói về báo ai cũng nghĩ nghệ sĩ hở chút là nói yêu nghề. Nhưng thật sự phải yêu nghề mới làm được, không yêu không làm được, phải đam mê nằm ở trong làm được. Một vở kịch phải tập đi, tập lại, tập đi mới làm được.
Chị có rất ít những cảnh tình cảm với chồng trên sân khấu. Có phải là bụt nhà không thiêng không?
Ngày xưa tôi chưa lấy anh Kim Tử Long, chúng tôi là một đôi. Từ hồi cái thời năm 90 mấy chúng tôi đã ca chung sân khấu, diễn vài diễn cùng với nhau. Nhưng khi để vợ chồng với nhau, khán giả cứ nghĩ vợ chồng hát chung với nhau chán lắm. Người ta không thích xem. Người ta nghĩ rằng vợ chồng hát với nhau sự âu yếm thường rồi. Người ta muốn tìm một cảm giác lạ của các khán giả. Hai vợ chồng hát với nhau quen mắt, người ta sẽ không thích nữa. Người ta sẽ thích hai vợ chồng phải đối nghịch với nhau, sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Đó là sự tò mò của khán giả. Chúng tôi bình thường vẫn đi hát với nhau, bản thân tôi cũng không thích đóng chung với nhau. Bạn diễn của tôi như anh Luân những người khác thì tôi diễn. Vì khán giả cứ nghĩ rằng anh ấy muốn đưa tôi lên. Nhưng xin thưa không phải. Anh Lon được cái như hát show hay diễn truyền hình. Anh ấy sẽ đưa một loạt danh sách ra và tùy bên bối tác chương trình người ta sẽ lựa chọn. Người ta muốn chọn ai người ta chọn. Chưa bao giờ anh ấy đẩy, ép tôi vào trong khuôn khổ. Tôi cũng vậy, tôi là người mà đi lãnh những điểm khác để trình diễn, nơi đó người ta muốn bạn kép nào tôi đưa một danh sách người ta tùy chọn.Tôi không bắt kêu chồng tôi để vợ cùng chồng có tiền. Tiền cần thiệt nhưng phải tôn trọng nơi đối tác.
Những clip trên mạng chị đăng anh Kim Tử Long luôn giỡn với con nhiều hơn như một người bạn của con, chị thì có vẻ nghiêm túc hơn. Có phải trong gia đình chị sẽ là người đóng vai ác, còn anh Kim Tử Long sẽ đóng vai hiền không?
Cái này là chính xác luôn. Anh ấy lúc nào cũng giống như ông bụt hỏi tại sao con khóc. Giống như ngày hôm qua con tôi bị bệnh. Anh ấy đi làm hoài, thấy con về sớm, muốn lấy lòng con phải mua thức ăn nhanh cho về cho con ăn. Điện thoại cho tôi, tôi không cho, mua rồi mới điện cho tôi rồi báo với tôi đã mua cho con. Tôi nói không, con đang bệnh tôi nấu cháo cho con ăn rồi, đừng mua về. Thế là anh ấy đi ăn với tôi và vài người bạn người ta mời rồi. Xách bịch gà rán lỡ mua đem tới trình lại với tôi. Sự chiều con thương con, tôi trách nhẹ, trách yêu. Tôi biết rằng anh ấy thương con, thấy thiếu trách nhiệm vì bỏ lơ con nhiều quá, muốn bù đắp lại cho con. Nhưng bù đắp của anh ấy khác với tôi, mua đồ chơi, dẫn con gái đi ăn. Vì con đường dẫn qua tình yêu thương đó là qua con đường bao tử. Tôi thì ngược lại, thương con như tôi đi tập như thế này con đang bệnh, thật sự con tôi đang bệnh ở nhà hai đứa. Phải hỏi thăm nhưng trong cái sự hỏi thăm, thầy cô gửi bài về phải bắt làm bài. Phải nghiêm sợ ở nhà các con đang chơi máy, không có tôi ở nhà sợ quán xuyến không được, phải tịch thu máy lại, khi con ngủ chừng nào khỏe, làm bài xong đưa máy lại mới cho chơi được bao nhiêu thời gian. Phải báo bài cho tôi để biết con đã làm bài chưa để mẹ yên tâm. Rất tội nghiệp, các bạn đi chơi về các bạn vẫn báo tôi hôm nay con ăn cái này chơi được cái này cái kia. Tôi nghiêm nhưng tôi là người các con luôn tâm sự nhiều hơn.
Không biết cách dạy 2 cháu như thế nào vì có vẻ một bé hướng nội, một bé hướng ngoại?
Bây giờ 2 bé nó đều hướng nội hết. Hồi xưa các bạn sẽ thấy Andy rất vui vẻ. Hầu như càng lớn bé sẽ ít nói hơn. Cái này chia sẻ về tâm lý của những bậc phụ huynh luôn. Hầu như vài tháng tôi luôn quan tâm sắc mặt của con mình. Sợ con mình không gần gũi, không chia sẻ với mình. Tôi luôn nói chuyện với con, đó là điều sáng sớm dù có mệt cỡ nào cũng phải dậy sớm đưa con đi học. Sáng sớm đưa con đi học, cùng nói chuyện với con, đó là điều rất cần thiết. Ví dụ như căn giờ, hôm nay con đi học về mấy giờ sẵn đang đi ngoài đường tôi nhắn người nhà để tự mình đón con. Chở con đi học thêm, nằm ở ngoài xe chờ đợi con trong 1 - 2 tiếng chờ con rồi rước con về. Nấu cơm rồi bỏ vô hộp nhựa để cho con ngồi trên xe, xả khăn, thay áo thun để cho con đi học, như vậy tôi cảm thấy vui. Ba đi quay 1 - 2 ngày không ở nhà. Ví dụ vào ngày thứ 7, Chủ Nhật lúc cháu chưa học thêm về Anh Ngữ, ba mẹ con tự đi chơi, tự sắp xếp rồi đi chơi, không có làm căng thẳng về việc học. Trừ khi nào gần thi thì mới áp lịch cho con chút xíu.
Chị nghĩ sao về việc con riêng và con chung?
Tại bản tính của tôi, tôi không bắt mình phải như vậy, không có tự ép mình vào khuôn khổ vì càng gượng ép càng khó. Một ngày, hai ngày, thời gian dài nó cũng lòi ra. Tôi bình thường và cái đó là bản tính của tôi như thế. Đơn giản tôi xem các bé là bạn của mình nên sẽ dễ sống hơn, không áp đặt các bé phải nghe lời tôi. Tụi con thích nói chuyện tôi nói chuyện cùng. Sau này các bạn càng lớn các bạn như Maika với chồng đã có con, phải có một không gian riêng. Vợ chồng tôi cũng có không gian riêng, tại sao tôi lại phải ép các bạn ấy vào một cái không gian riêng bỏ đi.
Có nhiều bức ảnh chị chụp chung với người vợ cũ của anh Kim Tử Long. Không biết mối quan hệ của chị và chị ấy như thế nào?
Tôi thấy điều này bình thường lắm. Ví dụ như tiệc sinh nhật của mấy đứa nhỏ, thường hẹn gặp gỡ nhau. Sinh nhật của bé Su Mi, của Su Su, thường gặp nhau. Bên bàn chúng tôi ngồi đây, bàn của mẹ, gia đình bà ngoại của mấy đứa nhỏ ngồi bên đó. Cùng qua gặp nhau, chụp hình với nhau. Cả hai gia đình đều phải gặp gỡ nhau, cái đó là cái điều tất nhiên. Đôi khi anh Kim Tử Long ngồi đây, tôi nói qua nói chuyện với mẹ Cẩm, với bạn của mẹ Cẩm. Vì mấy đứa nhỏ ngồi bên đây, tôi ở đây là có mấy đứa nhỏ từ gia đình quen rồi nó khác. Nó phải có cái sự dung hợp với nhau mới dễ dàng hơn
Anh Kim Tử Long là một cái kép đào hoa, rất nhiều cô theo đuổi anh ấy. Có khi nào chị thấy anh ấy ghen ngược lại với chị không?
Cái đó chắc phải hỏi anh ấy, có ghen hay không chỉ có trời mới biết được, lòng anh ấy mới biết được. Nếu mà có ghen, như cảm thấy hơi khó chịu một chút xíu, cảm thấy cái sự vô tình của hành động đó làm anh ấy hoặc tôi cảm thấy hơi khó chịu một chút tự trong lòng cá nhân sẽ cảm thấy không được làm như thế. Chồng mình hoặc vợ mình sẽ cảm thấy không vui, mình tiếc chế sẽ không làm điều đó. Vì nó đi nó hơi vượt mức, sự vô tình đó nó sẽ làm cho cái người bạn đời mình không vui.
Cảm ơn Trinh Trinh về buổi trò chuyện này!
Bảo Quỳnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)