Hỏi ông quan niệm thế nào về
Riêng tôi về nước 28 năm qua, làm được một số việc và cũng được Nhà nước, các bộ, ngành ghi nhận, trao tặng tổng cộng 77 bằng khen, Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, Huân chương Hữu nghị, huy hiệu... Mặc dù động cơ làm việc của tôi không phải để được khen ngợi, được nổi tiếng và quan điểm kinh doanh của tôi là 'Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho đất nước', nhưng khi được nhận bằng khen, được bạn bè chúc mừng, biết đến mình nhiều hơn, tôi cũng cảm thấy rất xúc động và hạnh phúc".
-
- Tôi nghĩ, nếu ai đó gọi tôi như vậy thì là do họ yêu quý, thương mến tôi mà thôi. Riêng bản thân tôi cảm thấy chưa đủ điều kiện để vinh hạnh nhận danh hiệu này. Nhưng tôi sẽ không từ chối, hãy cho tôi thêm thời gian, tôi sẽ phấn đấu, bổ sung những gì còn thiếu sót để thật sự xứng đáng là tỷ phú, chứ không phải tỷ phú trên giấy hay tỷ phú bong bóng.
- Một câu hỏi vui: Liệu khi đã trở thành tỷ phú, ông có còn giữ được phong cách thân thiện, cởi mở, dễ tiếp xúc như bây giờ?
- Dù là tỷ phú hay người nghèo thì khi chết cũng bình đẳng như nhau, chẳng mang theo được gì nên khi còn sống hãy làm tất cả những gì mình có thể làm được để lưu danh với đời và gần gũi, thân ái với mọi người để họ dành cho mình tình cảm thương quý thật sự.
"Ông trùm hàng hiệu" liên kết và mở nhiều cửa hàng bán thức ăn nhanh
- Được thừa hưởng gien kinh doanh từ cha, ông tâm đắc nhất điều gì từ những trải nghiệm trong kinh doanh của cha mình?
- Năm 23 tuổi, gia đình tôi định cư tại Phil
Chặng đường này của tôi phải mất mười năm. Song, nền tảng của sự thành công tôi đạt được chính là những bài học, kinh nghiệm cha tôi truyền lại và ông đã huấn luyện tôi, bắt tôi thực tập rất nhiều. Khi tôi vào đại học, đến dịp Hè, cha thường bắt tôi vào công ty, giao cho trông coi việc xuất khẩu gỗ tại Đà Lạt. Qua làm việc, tôi đã học được phong cách của các chuyên gia, cách đàm phán, thương thảo hợp đồng.
Thường sau mỗi thành công, thất bại, cha tôi lại ngồi hàng giờ để phân tích thấu đáo cho tôi thấy cái đúng, cái sai. Triết lý kinh doanh của cha tôi đã được tôi áp dụng thành công, đó là chữ tín phải được đặt lên hàng đầu, đã hứa là phải làm, lỗ cũng làm.
Trong kinh doanh, phải bình đẳng với đối tác, không giành lợi cho riêng mình, "ăn ít no lâu, kiến tha lâu đầy tổ”, không kinh doanh chụp giật mà phải có kế hoạch lâu dài, phát triển kinh doanh phải theo hướng các ngành hàng hỗ trợ cho nhau và đặc biệt phải chăm sóc, quan tâm đến những người có tâm huyết với công ty.
- Về nước làm ăn từ rất sớm, chứng kiến đất nước phát triển qua nhiều thời kỳ, ông cảm nhận thế nào về sự phát triển này?
- Tôi là nhân chứng lịch sử của sự phát triển qua các thời kỳ của đất nước, từ mở cửa, đổi mới đến hội nhập. Thời kỳ đầu mở cửa, Việt Nam còn thiếu thốn, vì vậy, có rất nhiều cơ hội làm ăn mở ra. Lần đầu về nước, ngồi trên máy bay nhìn xuống Sài Gòn, tôi thấy nôn nao, xúc động lắm, nhưng cũng thấy buồn vì nhà cửa chỉ một màu xám, mái tôn gỉ sét, mái ngói bạc màu, lúc đó tôi ước mơ sẽ phải làm cho những mái nhà tươi sáng lên. Năm 1995, tôi mở nhà máy sản xuất sơn TOA. Thời kỳ mở cửa, cơ hội nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức: thiếu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều bất cập...
Thêm vào đó, Luật Đầu tư chưa có, các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chưa có cơ sở pháp lý cũng như niềm tin để đầu tư vào Việt Nam. Để thuyết phục các nhà đầu tư, tôi đã lấy uy tín và chính tài sản vốn góp của mình ra để đảm bảo.
Có những dự án biết trước sẽ lỗ vốn trong vài ba năm đầu (như dự án mở đường bay Manila - TP.HCM rủi ro rất lớn, thậm chí lên tới 90%, bởi những năm 1985-1986, lượng khách nước ngoài vào Việt Nam rất ít do thủ tục visa khó khăn), nhưng tôi vẫn thuyết phục đối tác Phil
Thực tế, trong ba năm đầu đi vào hoạt động, số tiền lỗ lên tới 5 triệu USD. Nhưng cho đến nay, đường bay đã phát huy tiềm lực. Vì vậy, tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Phil
Vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, các điều luật đã rõ ràng, quy củ hơn, các doanh nghiệp kinh doanh cũng sòng phẳng cạnh tranh và nền kinh tế phát triển rất nhanh. Nếu ở trong nước, bạn sẽ không cảm nhận được nhiều, nhưng một người đi xa trở về sẽ thấy đất nước thay đổi rất nhanh, rất đẹp.
Song, cũng vì phát triển quá nhanh mà có một số lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán bị "bể bong bóng", không giữ được tốc độ phát triển ổn định. Hiện tại, giá đất cao đẩy giá các sản phẩm khác tăng cao, nên theo tôi, việc điều chỉnh giá đất là rất quan trọng.
Vừa qua, các chính sách của Nhà nước nhằm ổn định lạm phát tuy có làm kinh tế trì trệ và một số doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng dù sao cũng đã cân bằng được nền kinh tế. Tôi cho đó là một quyết sách đúng và qua đó tôi cũng rút ra được bài học quản lý: Phải biết hy sinh và chọn làm cái nào cần thiết nhất.
- Ngoài những dự án thành công, chắc hẳn cũng có không ít dự án ông phải nếm trải thua lỗ, nhưng tại sao ông vẫn tiếp tục thực hiện?
- Kinh doanh thì có thắng, có thua. Nó như một ván cờ mà người chơi phải luôn tỉnh táo tìm ra những nước đi độc đáo để chinh phục đối thủ và về đích thành công. Quả thật, trên "bàn cờ" kinh doanh tại Việt Nam, tôi cũng gặp không ít thất bại. Như lần tôi giúp một tỉnh nọ xuất khẩu cát trắng Cam Ranh sang Phil
Nhiều người lúc đó chỉ thấy tôi mua cát với giá 7USD/tấn cát, bán lại 20USD/tấn cát, nên nghĩ "ông này lời quá”, chứ không biết tôi phải bù lỗ cho tỉnh nhà 1USD/tấn cát. Đáng ra việc tôi giúp tỉnh nhà phải được ghi công, nhưng ngược lại một số người lại cho rằng tôi có lời nên họ bàn nhau tự bán.
Khi làm rồi họ mới nhận ra giá thuê tàu còn cao hơn giá tôi thuê. Hoặc như hiện nay, kinh doanh hàng hiệu, tôi đóng thuế đầy đủ nhưng tâm lý người Việt Nam chờ hạ giá mới mua, vì vậy cũng bị thâm vốn chút ít.
Tuy nhiên, kinh doanh là đường dài, mục đích của tôi cũng để phục vụ thị trường, nhất là khi ngành du lịch phát triển, một trong những yếu tố thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam là được thỏa mãn nhu cầu mua sắm.
Vì vậy, tôi vẫn tiếp tục làm và còn nhiều dự án đang và sắp thực hiện. Chẳng hạn, giai đoạn 2010 - 2012, chiến lược của tôi là tạo bước đột phá với các dự án lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam về kinh doanh thời trang cao cấp, bao gồm: dự án Trung tâm mua sắm hàng thời trang cao cấp Rex Arcade tại khách sạn Rex hợp tác đầu tư cùng Saigon Tourist (khai trương tháng 12/2010); Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza - Hà Nội hợp tác quản lý với Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Tràng Tiền; kinh doanh các cửa hàng cao cấp tại Vincom - Eden (khai trương tháng 10/2012)...
Năm 2013, tôi sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam xúc tiến chương trình "Năm du lịch hàng hiệu 2013" tại Việt Nam nhằm thu hút ngoại tệ thông qua việc mua sắm hàng hiệu cao cấp từ hàng triệu du khách nước ngoài.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cùng vợ, con trai và con dâu
- Nhưng tại sao các cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu của ông lại ngưng hoạt động?
- Từ năm 2005, hưởng ứng chủ trương ổn định kinh tế khu vực cửa khẩu của Nhà nước, tôi mạnh dạn đầu tư tại các khu kinh tế cửa khẩu: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng Trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang...
Tuy chính sách miễn thuế bị kẻ buôn lợi dụng nên kinh doanh không lời, nhưng tôi vẫn làm và cảm thấy rất vui vì điều mình làm được cho đất nước là các khu cửa khẩu bây giờ vui hơn, an ninh hơn, người dân sống nhộn nhịp, đông đúc chứ không hoang vu như trước. Còn việc ngưng hoạt động cũng là do chủ trương và hiện nay, các tỉnh cũng đang có kế hoạch mở cửa lại trong thời gian tới.
- Trong khi một số doanh nghiệp tranh thủ cơ hội đầu tư vào bất động sản, chứng khoán thì ông lại không mặn mà với khoản lợi nhuận khá cao và nhanh chóng có được này, ông có thể cho biết lý do?
- Tôi đã từng ở nước ngoài nên biết bong bóng bất động sản, chứng khoán sẽ được thổi lên, bay và vỡ như thế nào. Thực chất, những lĩnh vực này giúp ta bay lên rất nhanh nhưng cũng đẩy ta xuống đáy rất khốc liệt. Hơn nữa, ngay từ đầu bước chân vào kinh doanh, tôi đã thấm nhuần triết lý của cha tôi: Cái gì trong khả năng làm được thì mới làm, không tham vọng quá sức. Tôi làm kinh doanh chứ không phải là người đầu cơ.
- Ông cho rằng kiều bào nói chung và giới
- Hiện nay, việc nhập quốc tịch của Việt kiều còn chồng chéo, rắc rối, phải mất 6 tháng để xin thường trú, sau đó cũng thủ tục như vậy phải mất thêm 6 tháng nữa để xin nhập quốc tịch Việt Nam, trong khi quy định nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì được miễn điều kiện phải là thường trú nhân. Một số kiều bào là học giả, giáo sư cũng muốn về nước đóng góp nhưng hiện nay chính sách ưu đãi của mình về lương bổng, điều kiện sinh hoạt như nhà cửa, phương tiện đi lại chưa đủ sức hút để họ yên tâm về làm việc tại quê nhà.
- Trong những hạnh phúc ông đang thụ hưởng, hạnh phúc nào với ông có ý nghĩa nhất?
- Hạnh phúc có ý nghĩa lớn nhất với tôi là được trở thành một công dân có ích, một người cha, người chồng tốt, biết sống chừng mực và kiểm soát được chính mình. Một hạnh phúc nữa là tôi đã được trở về nơi tôi sinh ra, được nói tiếng mẹ đẻ, được hít thở bầu không khí đầy tình thân, tình người ấm áp, được ăn những món ăn dân dã của quê hương và hòa vào cuộc sống của những con người Việt Nam đang rất năng động, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Dẫu cuộc sống hôm nay vẫn còn những điều phải trăn trở, như tệ nạn ngày càng tăng khiến cuộc sống đôi lúc bất ổn, lo nhất là để lại ấn tượng xấu nơi khách du lịch, nước ngoài nhưng với nỗ lực, sự đóng góp của mỗi người, tôi tin ngày mai mọi tệ nạn sẽ không còn đất ở, và câu cửa miệng của tôi là: Sống ở Việt Nam bây giờ là sướng nhất, không thiếu một thứ gì và không sống ở đâu ung dung như ở chính đất nước mình.
- Xin hỏi ông một câu riêng tư: Cả vợ ông - bà Lê Hồng Thủy Tiên và con dâu Tăng Thanh Hà đều là những phụ nữ xinh đẹp và diễn viên điện ảnh có tiếng, ông có cảm thấy hãnh diện và có hay xem những bộ phim do vợ và con dâu mình đóng không?
- Bất cứ người Việt Nam nào thành danh và được xã hội ngưỡng mộ về tài năng, nhân cách tôi đều quý mến, hãnh diện về họ, huống hồ đó là người thân của mình. Về những bộ phim do vợ và con dâu tôi đóng, thú thật tôi cũng có biết nhưng chỉ xem một chút thôi. Tôi lớn tuổi rồi và sắp "về hưu" (cười) nên để dành tới lúc đó sẽ xem.
- Ông liên tục đầu tư và mở tại Việt Nam các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng như Burger King, Dominos Pizza, cuối tháng 12 lại khai trương thêm cửa hàng Popeyes Chicken (Mỹ), tháng 3/2013 khai trương các cửa hàng Dunkin Donuts..., ngoài thị trường hấp dẫn, còn có động lực nào khác không, thưa ông?
- Sở dĩ tôi đầu tư vào thị trường thức ăn nhanh vì đây là xu hướng của các nước đang phát triển và Việt Nam cũng đang theo xu hướng này với dân số trẻ khá dồi dào. Hơn nữa, các thương hiệu tôi hợp tác nhượng quyền đều là những thương hiệu lớn, có tên tuổi và tôi muốn đồng hành cùng họ phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự gia nhập đa dạng của các thương hiệu nổi tiếng, Việt Nam cũng sẽ trở nên hiện đại hơn, hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư cũng tốt hơn.
Doanh Nhân Sài Gòn