Anh trai Phê rất biết cách chăm sóc em Tết. Cậu bé từng nhiều lần được mẹ khen ngợi mỗi khi đi đâu cùng mẹ thì Cà Phê cũng phụ mẹ chăm em. Chẳng hạn như bé Phê biết cầm bình sữa cho em uống, chơi với em, chăm sóc em mỗi khi đi ra ngoài đường... và gần đây nhất là chuyện mẹ Thúy nhờ bé Phê tắm cho em khi mẹ đang có việc. Anh hai không hề khó chịu ngược lại rất vui vẻ nhẹ nhàng tắm cho em trai của mình.
Trước đó, đạo diễn Đỗ Đức Thịnh vô cùng tự hào khi khoe về cậu con trai Phê của mình. “Chuyện có em, gia đình có thêm thành viên mới, bị san sẻ tình cảm của ba mẹ là chuyện mà rất ít đứa trẻ chấp nhận và hiểu đúng vấn đề. Thế nhưng từ khi nhà có thêm em cu Tết thì anh Phê "chững chạc hẳn. Ăn nói có đầu đuôi, ít mè nheo, và đặc biệt là Cà Phê rất tự lập". Có lẽ, bé Phê đã nhận thấy được trách nhiệm của mình khi làm anh và hiểu những khó khăn, vất vả của bố mẹ nên biết kiềm chế những sở thích cá nhân.” Bản thân Đạo diễn Đức Thịnh tâm tình và lấy làm vui mừng, yên tâm vì con đã lớn.
Chia sẻ về chuyện cho con ăn dặm sau 10 năm Thanh Thúy cho biết: Khi có bầu lại bé Tết, Thúy trở về trạng thái như tờ giấy trắng trơn. 10 năm mới sinh lại nên chuyện ăn dặm này gần như là học lại từ đầu. Bây giờ kiến thức nhiều nên mình phải đọc kỹ, xem kỹ để có thể áp dụng những điều tốt nhất cho con của mình.”
Thanh Thuý chia sẻ thêm là đang bắt đầu cho cu Tết ăn dặm bằng những món ăn một thành phần, như bột (ngọt) pha loãng, sau đó lần lượt với các món nhiều chất xơ, dễ tiêu hoá, mỗi loại ăn trong vòng 5 ngày mới đổi sang loại khác để theo dõi phản ứng của cơ thể con với từng loại thức ăn đó.
“Cha mẹ thường quan niệm rằng khi con mới bắt đầu tập ăn dặm, là phải phong phú, đa dạng thức ăn cho con. Bữa ăn của con phải được thay đổi, chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để con có thể làm quen. Thúy thấy đây là một quan niệm rất sai lầm. Nữ diễn viên tiết lộ một vài thông tin mà các mẹ nên lưu ý khi cho con ăn dặm như sau:
1.Chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm không hợp lý
Nhiều cha mẹ do thiếu sự hiểu biết đã cho con ăn dặm quá sớm (khoảng 3 tháng) hoặc quá muộn (sau 7 tháng) . Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ men tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, khó tiêu, và gây nên tình trạng ít bú mẹ.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, lúc này lượng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng.
Cả hai trường hợp đều có nguy cơ dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, hoặc dễ mắc bệnh tật.
2.Ép trẻ ăn nhiều bữa bột 1 ngày
Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và sẽ tăng dần theo thời gian. Mẹ nên cung cấp cho bé một lượng thức ăn vừa phải, tăng dần theo thời gian, phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của bé. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, bữa nào cũng cố ép ăn hết chén, sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn và sợ ăn, đôi khi gây ra tình trạng nôn ra hết thì coi như mất hết công sức của mình luôn.
Thuý cho cu Tết ăn dặm vào buổi sáng với 1 muỗng cà phê thức ăn. Mới đầu ảnh cũng phản ứng dữ lắm, ngọ nguậy rồi không chịu ăn vì chưa quen nhưng dần dần rồi cũng đâu vào đó, ngon lành . Giờ thì cu cậu ăn được nửa chén nhỏ á!
3.Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà ba mẹ vẫn cho ăn cháo xay, hic!4. Món ăn cho trẻ ăn dặm thay đổi mỗi ngày.
Cha mẹ thường quan niệm rằng khi con mới bắt đầu tập ăn dặm, là phải phong phú, đa dạng thức ăn cho con. Bữa ăn của con phải được thay đổi, chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để con có thể làm quen.
Đây là một quan niệm rất sai lầm.
Vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hóa được một số loại thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều protein, chất đạm, chất béo...Khi thức ăn không tiêu hóa được, sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
Thuý bắt đầu cho cu Tết ăn dặm bằng những món ăn một thành phần, như bột (ngọt) pha loãng, sau đó lần lượt với các món nhiều chất xơ, dễ tiêu hoá, mỗi loại ăn trong vòng 5 ngày mới đổi sang loại khác để theo dõi phản ứng của cơ thể con với từng loại thức ăn đó.
4.Kéo dài bữa ăn
Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa xem tivi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết chén bột. Thời gian thường kéo dài cả tiếng đồng hồ. Điều này vừa làm chén bột bị vữa, khó ăn, vừa khiến con thêm chán. Như vậy còn khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của con bị thu hẹp lại, con còn chưa kịp cảm thấy đói lại phải ăn bữa sau. Vòng luẩn quẩn này khiến con đã chán lại càng chán ăn hơn. Và không có cảm giác kích thích vị giác, không có cảm giác thèm ăn.
Vì vậy, một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu con không ăn được nhiều cũng nên kết thúc, và cố gắng cho con ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm số lượng bữa ăn cho con.”
Kể từ khi sinh 2 con trai, Thanh Thúy trở thành hình mẫu cho các mẹ bỉm sữa đa - zi - năng khi vừa nuôi dạy con thành công vừa hoạt động nghệ thuật năng nổ. Cũng như chồng, Thanh Thúy luôn cảm thấy hạnh phúc khi con trai lớn luôn biết yêu thương em, nhẹ nhàng với cu Tết.
Lam Khánh (Theo Tri thức xanh)