Để tỏ lòng thương tiếc cho nhạc sĩ tài hoa Thanh Sơn, bà con xung quanh nhà ông đồng loạt mở những ca khúc do ông sáng tác trong suốt mấy ngày qua để tưởng nhớ. Đó là những ca khúc từ lạ đến quen thuộc với người nghe như Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng, Nỗi buồn hoa phượng, Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào, Áo mới Cà Mau…
Mr Đàm ghi những dòng chia buồn trong sổ tang.
Một điều khiến cho nhiều nghệ sĩ đến chia buồn bất ngờ là sự đón tiếp nồng hậu của các khán giả và bà con chòm xóm. Khi Mr Đàm lội bộ từ đầu hẻm bước vào, người dân chen chúc nhau xin được bắt tay và chụp ảnh. Nhiều khán giả chưa một lần tận mắt chứng kiến Đàm Vĩnh Hưng ngoài đời bằng xương bằng thịt, cũng cố gắng chen chúc nhau và luôn nghía mắt về phía thần tượng để được nhìn cho thoả niềm ao ước.
Mr Đàm chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Thanh Sơn và thắp nén hương cho ông
Sự chăm sóc nhiệt tình của hàng xóm nhà nhạc sĩ Thanh Sơn
dành cho ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
NSƯT Thành Lộc cũng đến viếng và chia sẻ nỗi buồn với thân quyến
của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Giao Linh là một trong những ca sĩ hát nhiều ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn
chính vì thế, trước linh cữu của người nhạc sĩ tài hoa
chị đã không cầm được nước mắt.
MC Quỳnh Hoa (ảnh trên) và diễn viên Việt Phong đến chia buồn cùng gia đình
nhạc sĩ Thanh Sơn
Những lời chia buồn của các nghệ sĩ Thành Lộc, Giao Linh, Hương Lan,
Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Chế Thanh, Đông Đào.
Vài nét về nhạc sĩ "Nỗi buồn hoa phượng" Nhạc sĩ Thanh Sơn, được nhiều bạn bè và đồng nghiệp ví như là một “ông vua” của những ca khúc mang giai điệu buồn thương về tuổi học trò, mái trường, hoa phượng… với hàng loạt các ca khúc được khán giả ghi khắc trong lòng như: Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Thương ca mùa hạ, Nhật ký đời tôi, Mùa hoa anh đào, Hương tóc mạ non, Bài ngợi ca quê hương… Một điều dễ nhận thấy, hầu hết ca khúc của ông đều mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, xen lẫn một vài điệu của vọng cổ, cải lương như đã thấm đẫm trong tâm hồn miệt thứ của ông. Nên hầu hết các ca khúc của ông vừa trữ tình, ngọt ngào, dễ hát, dễ thuộc và đặc biệt là dễ nhớ đây được xem là một trong những biệt tài của riêng ông vì trong nhạc có nhiều hình ảnh, kỷ niệm phù hợp với tâm tư, tình cảm bình thường của nhiều người. Điều mà hiếm thấy ở các nhạc sĩ đương thời với ông cũng như ngày nay. Các ca khúc của ông viết dường như không dành riêng cho bất kỳ một ai, cũng như bất kỳ thế hệ nghệ sĩ nào cũng có thể chọn để hát được. Từ những thập niên 60 những cái tên Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Chế Linh, Duy Khanh, Thái Châu… luôn “thống trị” những ca khúc của ông truyền tải cảm xúac đến khán giả, thì các hệ sau này như: Bảo Yến, Nhã Phương, Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Cẩm Ly, Quốc Đại, Quang Lê, Chế Thanh… cũng đều hát nhạc của ông và trong số đó có nhiều người nổi tiếng cũng nhờ ca khúc của ông. Ngoài ra, sự đam mê văn, thơ, những hình ảnh quê nhà với lũy tre, bờ đê, dòng sông, con đò, bến nước, cũng góp phần khơi nguồn cảm hứng giúp cho người nhạc sĩ tài hoa này tạo ra những "đứa con tinh thần" mang đầy dáng dấp quê hương. Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn sáng tác, nhạc sĩ Thanh Sơn đã sở hữu cho mình một “kho nhạc” trên 500 bài hát với nhiều ca khúc đã trở nên rất quen thuộc và nằm trong trí nhớ của trong khán giả. Cứ mỗi lần ngân nga vài nốt nhạc, khán giả cũng có thể đoán được những bài hát của ông. Có một điều ít ai biết, trước khi trở thành nhạc sĩ, Thanh Sơn đã là ca sĩ. Số là vào năm 1959, từ quê nhà Sóc Trăng ông lên Sài Gòn giúp việc cho một gia đình. Vốn có giọng hát hay và từ lâu ôm ấp mộng làm ca sĩ. Một lần ông nghe radio và biết Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tuyển lựa ca sĩ, ông ghi tên tham dự và đến ngày thi xin gia chủ cho mình nghỉ hai giờ đồng hồ để đi thi. Sau một năm chờ đợi, ông nhận được thông báo mình đạt vị trí thủ khoa kỳ thi tuyển chọn đó. Và với kết quả này, ông đã được nhiều ban nhạc danh tiếng ở Sài Gòn lúc đó mời cộng tác. Từ đây, Thanh Sơn đã bước vào lĩnh vực ca hát của Sài Gòn hoa lệ, dần dà quen biết, gần gũi với những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Hoàng Thi Thơ, Hoàng Trọng, Lê Dinh, Minh Kỳ, Lam Phương, Mai Hương.... Và về sau này, hai nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Lê Dinh đã khuyến khích và giúp đỡ ông rất nhiều trong bước đầu sáng tác. Một đời ông đam mê âm nhạc và sáng tác nhiều bài hát và trong đó ca khúc Nỗi buồn hoa phượngđược lưu truyền sâu đậm nhất. |
Infonet