Nhan sắc và tài năng khó ai bì
Nói đến "tứ đại mĩ nhân" màn ảnh Việt thời xưa, Thẩm Thúy Hằng là cái tên đứng đầu trong danh sách. Bà sinh năm 1939, tên thật là Nguyễn Kim Phụng, bà sống trong gia đình quan chức người miền Nam ở An Giang. Vào năm 16 tuổi, bà được người bạn thân động viên tham gia tuyển chọn diễn viên cho bộ phim Người đẹp Bình Dương của hãng Mỹ Vân. Vượt qua hàng ngàn giai nhân tuyệt sắc của Sài Gòn, bà được chọn thủ vai chính Tam Nương và từ đây mở ra con đường sự nghiệp thành công vang dội của bà. Thẩm Thúy Hằng sở hữu đôi mắt quyến rũ, sắc sảo, bờ môi trái tim nồng nàn gợi cảm, sống mũi thanh thoát in dọc trên khuôn mặt trái xoan. Bà là "nữ hoàng màn ảnh" được hàng chục hãng phim săn đón với mức thù lao cao ngất ngưởng khoảng 1 triệu đồng (tương ứng với 1kg vàng bốn số 9 lúc bấy giờ). Không chỉ thế, nhan sắc của bà còn được so sánh với vẻ đẹp của Elizabeth Taylor.
Điểm chung khó ngờ của "tứ đại mĩ nhân" màn ảnh Việt thời xưa.
Thẩm Thúy Hằng đứng đầu danh sách.
Cái tên "nữ hoàng màn ảnh" Kiều Chinh cũng nổi đình nổi đám không kém. Bà là người xứng danh nhất với hai chữ "tài nữ". Sở hữu dung mạo pha trộn giữa nét đẹp Á Đông duyên dáng, kín đáo của người con gái đất Bắc và nét sắc sảo, cá tính rất phù hợp với thị hiếu phương Tây, Kiều Chinh không chỉ đẹp mà tài năng diễn xuất của bà đã xứng tầm quốc tế. Vào năm 1956, khi đang đi lễ nhà thờ, đạo diễn nổi tiếng Hollywood Joseph L.Mankiewicz vô tình nhìn thấy bà và lập tức ngỏ ý mời bà tham gia đóng chính cho bộ phim The Quiet American. Do gia đình chồng phản đối nên đạo diễn đành tiếc nuối giao cho bà một vai phụ nhỏ không lời thoại trong phim. Tên tuổi của bà cũng nổi tiếng hơn sau vai chính trong bộ phim Hồi chuông Thiên Mụ, Mưa rừng...
Mĩ nhân thứ ba là nghệ sĩ Thanh Nga. Bà sở hữu một nét đẹp trong trẻo tựa như mối tình đầu của tất cả các chàng trai. Thanh Nga có đôi mắt bồ câu buồn man mác, ánh nhìn mơ màng, bờ môi nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh, ngây thơ. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở Sài Gòn. Từ năm 10 tuổi bà đã bắt đầu hát cải lương, đến năm 12 tuổi bà đã đứng trên sân khấu biểu diễn. Bà nhanh chóng trở thành một ca sĩ, diễn viên cải lương có lượng người hâm mộ hùng hậu lúc bấy giờ. Bà được coi là "nữ hoàng sân khấu cải lương miền Nam" từ năm 1960-1970. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya. Ngoài cải lương, Thanh Nga tham gia phim ảnh nhiều là từ năm 1969, bà trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đại diện miền Nam tham dự Liên hoan phim Á châu tại Đài Bắc năm 1971, giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974 cũng tại Đài Bắc...
Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang là ba cái tên tiếp theo.
Cái tên cuối cùng là Trà Giang. Bà sở hữu ngoại hình thanh tú với mái tóc óng ả bồng bềnh và đôi mắt biếc như chứa cả ngàn vì sao. Bà thi đỗ vào trường múa nhưng bố bà đã khuyên con gái rẽ hướng sang điện ảnh. Với ngoại hình duyên dáng, xinh đẹp cùng khả năng nghệ thuật thiên phú, bà nhanh chóng có những vai diễn và được công chúng nhớ đến. Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (Huy chương Bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm...
Phận đời bạc
Dù tài sắc vẹn toàn nhưng cả 4 mĩ nhân này đều có phận đời long đong, chông chênh đúng với câu "hồng nhan bạc phận". Thẩm Thúy Hằng rất lận đận trong hôn nhân. Bà kết hôn lần đầu tiên vào năm 1959 dưới sự sắp đặt của gia đình. Sau 5 năm chung sống với chồng và có một người con gái, Thẩm Thúy Hằng quyết định ly hôn. Từ đó về sau, bà không bao giờ gặp lại đứa con gái nhỏ thuở xưa. Đến gần 10 năm sau, bà mới gặp ông Nguyễn Xuân Oánh - một tiến sĩ kinh tế có địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. Hai người kết hôn và sinh ra bốn người con trai. Không lâu sau, Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật, lui về sống kín tiếng cùng gia đình. Những năm cuối đời, do ảnh hưởng của phẫu thuật thẩm mỹ, nhan sắc của bà đã tàn phai, không còn nhận ra dáng vẻ của nàng kiều nữ năm nào. Đến năm 2022, bà trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của người thân và bạn bè.
Số phận của nghệ sĩ Thanh Nga càng đau buồn hơn. Thanh Nga trải qua hai đời chồng, bà tìm được bến đỗ bình yên với Luật sư Phạm Duy Lân. Tuy nhiên, bi kịch xảy ra với gia đình nữ nghệ sĩ, vào ngày 26/11/1978, họ cùng con trai Hà Linh và vệ sĩ riêng vừa đỗ xe trước cổng nhà thì có hai kẻ lạ mặt xuất hiện. Sau khi nổ súng bắn ông Lân, Thanh Nga dùng thân mình che chắn con trai nhỏ và bị bắn chết. Hơn 40 năm qua khán giả vẫn không ngừng tiếc nuối và xót xa trước cuộc đời thăng trầm của cố nghệ sĩ.
Phận hồng truân chuyên.
Còn Kiều Chinh, trong thời kỳ chiến tranh, bà bị thất lạc mất bố và anh trai. Bà kết hôn với một người đẹp trai, tài năng, nhưng rất đào hoa. Biến cố bắt đầu xảy ra khi bà cùng gia đình sang Canada định cư. Cuộc đời của bà ở các trại tị nạn vô cùng khổ cực trong thời gian đầu xa xứ. Từ một tiểu thư khuê các và minh tinh được săn đón, bà đã có lúc phải đi hót phân gà, quét dọn vệ sinh để có tiền. Trải qua những thăng trầm, ở tuổi ngoài 80, cuộc sống của Kiều Chinh hiện tại là những tháng ngày bình yên bên gia đình và làm những công việc từ thiện.
Người cuối cùng là diễn viên Trà Giang lại may mắn hơn. Bà có cuộc sống an yên, hạnh phúc hơn rất nhiều. Cả cuộc đời mình, NSND Trà Giang chỉ có có duy nhất một mối tình. Đó là cố Giáo sư - Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai người có một người cô gái là nữ nghệ sĩ piano Bích Trà. Cuộc đời của diễn viên Trà Giang nhẹ nhàng trôi đi, cho đến khi người chồng yêu thương, gắn bó với bà qua đời.
Bảo Quỳnh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)