Trong bộ phim “Tây du ký” phiên bản năm 1986, tác phẩm kinh điển gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người, kể về chuyến đi thỉnh kinh ở Tây Thiên của 4 thầy trò Đường Tăng trải qua nhiều gian nan khó khăn mới có thể lấy được chân kinh. Bộ phim đã giúp cho những thành viên vô danh trong đoàn làm phim năm ấy hiện nay đã trở thành những nhà nghệ thuật vô cùng tài ba như đạo diễn Dương Khiết.
Các diễn viên như Lục Tiểu Linh Đồng, Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thụy, Uông Việt, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ,... Có người thậm chí đã qua đời nhưng vẫn được khán giả nhớ tên.
Mọi người đều biết hàng năm, bộ phim "Tây du ký" đều được chiếu lại trên truyền hình, không biết là năm nay liệu có còn tiếp tục chiếu lại nữa hay không? Tuy nhiên, cho dù có chiếu lại hay không thì trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, để có thể xem được “Tây du ký” đã không còn là điều gì khó khăn nữa rồi. Không biết rằng mọi người có còn nhớ tới “đại mãng xà” trong phim hay không? Trên thực tế, con mãng xà ấy không phải được tạo ra bằng kỹ xảo hay đạo cụ, quả thực không hổ danh là kinh điển!
Trong phim, điều không thể thiếu đó chính là những cảnh quay về yêu quái, hồi nhỏ xem quả thực cũng hơi đáng sợ. Đặc biệt là khi xem tới tập có mãng xà tinh, thực sự là nỗi ám ảnh của tuổi thơ. Vì con mãng xà đó cực kỳ lớn, mà diễn viên lại tương tác cùng với nó, thậm chí còn phải bị mãng xà quấn trên người. Khi ấy có nhiều người đều nói con mãng xà đó chỉ là đạo cụ hoặc kỹ xảo quay phim mà thôi, nếu không thì diễn viên có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên sau này mới phát hiện ra con mãng xà đó là thật chứ không phải là đạo cụ hay là kỹ xảo.
Vì khi phát những cảnh hậu trường, con mãng xà này vô cùng sinh động, mà diễn viên lại dám tương tác, diễn xuất cùng nó, đúng thực là đã kiểm nghiệm tố chất tâm lý của diễn viên. Nhiều bộ phim ngày nay đa phần đều dùng đạo cụ hoặc những kỹ xảo rẻ tiền, trông cực kỳ giả tạo. Thêm vào đó, mấy diễn viên trẻ hiện nay chẳng có mấy ai dám dùng rắn thật. Không thể không nói “Tây du ký” phiên bản năm 1986 quả thực không hổ danh là tác phẩm kinh điển.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)