Một số dấu hiệu cảnh báo tài khoản ngân hàng bị hack
+ Tài khoản xuất hiện những khoản thanh toán nhỏ bất thường
Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, tội phạm thường không muốn nạn nhân nhanh chóng phát hiện. Vì vậy, khi thấy những giao dịch bất thường dù với số tiền nhỏ, chủ tài khoản không nên bỏ qua. Nếu xác định đấy không phải là giao dịch mình thực hiện, bạn hãy liên hệ với ngân hàng. Tốt nhất, nên sử dụng cả dịch vụ SMS Banking để đảm bảo theo dõi biến động số dư bất cứ lúc nào.
+ Người dùng nhận thông báo lạ từ ngân hàng
Thông báo biến động số dư từ SMS, ứng dụng ngân hàng hoặc email giúp người dùng kiểm soát được số tiền đến và đi. Khách hàng cần thường xuyên kiểm tra những thông báo này để đảm bảo không có hoạt động bất thường.
Khi phát hiện có các yêu cầu thay đổi tên tài khoản, thay đổi mật khẩu hay bất cứ thông tin cá nhân mà bản thân không thực hiện thì đó là dấu hiệu ảnh báo kẻ xấu đang cố gắng tấn công tài khoản của bạn. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với ngân hàng để tìm biện pháp xử lý phù hợp.
+ Nhận cuộc gọi yêu cầu thông tin danh tính
Một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay nhiều người gặp phải là giả danh nhân viên ngân hàng yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin như số tài khoản, tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP...Một khi có được những thông tin này, tin tặc dễ dàng chiếm đoạt tài khoản và nhanh chóng tẩu tán toàn bộ số tiền trong tài khoản.
+ Tài khoản xuất hiện giao dịch lớn
Nếu bạn phát hiện giao dịch lớn, rút sạch toàn bộ tiền trong tài khoản mà bạn không thực hiện thì lập tức liên hệ với ngân hàng để xem có thể ngăn chặn giao dịch hay không. Tuy nhiên, nếu nhận được thông báo về các giao dịch lớn như vậy là thời điểm kẻ xấu đã rút tiền thành công.
+ Nhận thông báo tài khoản ngân hàng bị đóng
Một khi người dùng nhận được thông báo về việc tài khoản bị đóng do không có số dư trong một thời gian dài là thời điểm quá muộn để xử lý vấn đề nếu trước đó tài khoản của bạn có một số tiền khá lớn. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên kiểm tra tài khoản thường xuyên cũng như liên tục cập nhật các thông báo của ngân hàng.
Một số cách bảo vệ tài khoản ngân hàng khi giao dịch online
+ Đặt mật khẩu mạnh không chia sẻ cho ai
+ Cập nhật hệ điều hành điện thoại thường xuyên và ứng dụng ngân hàng trực tuyến khi có bản cập nhật mới nhất
+ Hạn chế các giao dịch nơi công cộng
Tốt nhất bạn không nên truy cập tài khoản ngân hàng online của mình khi ở nơi công cộng nếu đang ở ngoài đường. Bạn nên đăng ký và sử dụng các gói cước data 4G/5G mà mình đăng kí.
+ Quan tâm đến lịch sử giao dịch
Khi đăng ký làm thẻ ngân hàng cùng internet banking ngân hàng sẽ hỏi và cung cấp tùy chọn cho khách hàng trong việc nhận tin nhắn thông báo tài khoản qua SMS, thông báo trên hệ thống app, hoặc không nhận thông báo và khách hàng phải tự vào ứng dụng và tìm xem biến động số dư của mình. Trong số những tùy chọn trên bạn nên đăng ký SMS banking.
+ Đặt mật khẩu OTP soft
OTP soft là một phương thức được đa phần người dùng lựa chọn trong việc bảo mật bảo vệ tài khoản ngân hàng khi thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tuyến.
+ Chú ý các dấu hiệu nhận biết đường link an toàn
Các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm ngày càng khó lường với nhiều thủ đoạn công nghệ cao ngày càng tinh vi. Một trong các thủ đoạn lừa đảo khiến nhiều người mắc bẫy chính là việc tạo ra website giả mạo y hệt trang web/app ngân hàng. Các trang web này chỉ khác một vài chữ cái và gửi link đến người dùng để họ truy cập nhằm lấy cắp mật khẩu đăng nhập của bạn. Bạn tuyệt đối không truy cập vào link ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ và chỉ cung cấp thông tin khi đến làm việc trực tiếp tại ngân hàng.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)