Nhiều người thắc mắc rằng công ty đang tuyển dụng nhân tài cho công việc này tại sao họ lại hỏi những câu hỏi không liên quan gì đến công việc? Việc hỏi những câu hỏi này có giúp ích gì cho công việc không?
(Ảnh minh họa)
Người phỏng vấn trả lời: "Về kiến thức chuyên môn thì chúng tôi có thể đợi cho đến khi người nào đó trúng tuyển vào công ty, lúc này chúng tôi sẽ đào tạo sâu về chuyên môn. Chỉ cần một người có đủ phẩm chất, sự cố gắng, ham học hỏi thì hoàn toàn có thể cải thiện và thành công trong tương lai. Tuy nhiên, thái độ của người phỏng vấn đối với công việc và cuộc sống là điều chúng tôi quan tâm hơn cả. Những thói quen và tư tưởng xấu chắc chắn đã được hình thành trong thời gian dài, vì vậy để thay đổi nó rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thích nghi công việc, việc học hỏi cũng như sự yêu thích công việc của ứng viên trong tương lai, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và năng lực sau này".
(Ảnh minh họa)
Sau khi nghe người phỏng vấn giải thích, nhiều người đi phỏng vấn chợt nhận ra rằng thực ra người phỏng vấn đã biết phần nào kiến thức chuyên môn của họ thông qua sơ yếu lý lịch trước khi mời họ đi phỏng vấn. Những người có thể tham gia phỏng vấn về cơ bản đều có kiến thức chuyên môn, nên việc đặt ra quá nhiều những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn sẽ chỉ lãng phí thời gian phỏng vấn. Người phỏng vấn lúc này chú ý nhiều hơn đến tính cách, thói quen, tư tưởng, suy nghĩ, định hướng của ứng viên về công việc, cuộc sống. Vì tất cả những điều này sẽ có thể đánh giá được ứng viên này có phù hợp với môi trường, công việc mà họ đang ứng tuyển không.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi chuẩn bị cho công việc một ngày trước buổi phỏng vấn, bạn không nên dành nhiều thời gian chuẩn bị kiến thức chuyên môn mà nên dành nhiều thời gian để suy ngẫm về bản thân, suy ngẫm về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống thường ngày, mục tiêu nghề nghiệp, định hướng tương lai… rồi tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất, từ đó tránh được những nhược điểm khi đi phỏng vấn.
Nếu không tìm ra được khuyết điểm nào, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân trong gia đình đã gắn bó một thời gian dài giúp bạn tìm ra vấn đề của bản thân để tránh chúng. Điều này có thể nâng cao tỷ lệ thành công của cuộc phỏng vấn.
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể không chú ý quá nhiều đến những câu hỏi không liên quan đến chuyên môn mà người phỏng vấn đưa ra, nhưng thường thì những câu hỏi đó chính là chìa khóa để bạn vượt qua buổi phỏng vấn.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)