Danh mục

Trào lưu thế chấp 'chữ nghĩa' lấy tiền ăn chơi

Thứ năm, 25/10/2012 10:43

Theo chân một số người quen đi "tìm" (nghe cho oai chứ thực chất là đi chuộc) bằng tốt nghiệp ở một số tiệm cầm đồ tại Hà Nội, chúng tôi thật sự choáng.

"Ký gửi" chữ lấy tiền "xài chơi"

Nguyễn Thành Đông, con chị Hoài (ở Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), vừa đi du học Trung Quốc về được 6 tháng. Lúc Đông về nước, chị Hoài khoe: "Thằng bé được bằng khá cô à! Lúc cháu đi đau đớn quá, khi về, được thế này, anh chị cũng mát mặt". Chẳng là Đông bị nghiện ma túy.

Biết bố mẹ có nhiều tiền, Đông "phá" như thể không có cuộc đời thứ 2. "Phá" để cho mình quyền được hưởng thụ và để bao bạn bè. Đông được gửi sang Trung Quốc cai nghiện với giá 2.000 USD/tháng. Sau 1 năm, Đông về nước, thấy con cắt cơn với ma túy nhưng lại nghiện chơi bời.

Anh chị Hoài chấp nhận bỏ ra khoản tiền kha khá, thuê hẳn một tay anh chị và nhà riêng cho con du học (có nghĩa là phải nuôi 2 suất du học) ở Nam Ninh, Trung Quốc.


Các loại bằng tốt nghiệp từ trung học, cao đẳng đến đại học đều có mặt
ở tiệm cầm đồ.

Chẳng hiểu, học được mấy chữ, cái bằng kia là kiến thức thật hay kiến thức giả, về nước, bố mẹ xin cho đi làm ở doanh nghiệp nào, Đông cũng chê là kém chuyên nghiệp, người quản lý thiếu trình độ chuyên môn về kinh tế, quản lý theo lối mòn, kiểu gia đình trị... Cứ thế, Đông chẳng chịu đi làm ở đâu mà ngày ngày lại rong chơi với đám thiếu gia Hà thành.

Đông tỉnh bơ khi nói lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp đại học: "Bố mẹ không chuyển tiền vào tài khoản, không cho tiền, không có tiền tiêu thì phải thế. "Đen" quá, họ chỉ đưa 5 củ (tức 50 triệu đồng) thôi. Nếu bố mẹ đưa giấy tờ xe ô tô đầy đủ, cho nó "đi ở", được hẳn vài chục củ, sướng hơn nhiều".

Chị Hoài nước mắt lưng tròng, không ngờ, sau mấy tháng con về nước lại ra thế này. Chị thất vọng nhưng vẫn cố gạt nước mắt, cầm tiền và rủ chúng tôi đi chuộc bằng về cho con. Ra đến tiệm cầm đồ T.V trên phố Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội), chúng tôi mới biết, ở đây, có rất nhiều bằng tốt nghiệp được làm "con tin" cho các thiếu gia nhà giàu. Đáng chú ý nhất là tấm bằng thạc sỹ, học ở Trung Quốc.

Chủ tiệm H.Đ, mặt lạnh như tiền, nói: "Con chị cầm thế là ít đấy. Đầy đứa cầm cả 100 triệu! Thằng Thắng ở Từ Liêm, cầm bằng thạc sỹ 200 triệu, đã 20 ngày rồi, không đến chuộc, chỉ trả lãi. Nó định cầm xe ô tô nhưng lại thôi vì sợ cầm xe ô tô, bố mẹ không chuộc cho, cầm bằng thì bắt buộc phải chuộc". Chị Hoài hỏi: "Cầm như thế, không sợ bị bọn trẻ bỏ bằng, mất tiền à?".

Chủ H.Đ nhếch mép: "Chúng nó bỏ nhưng bố mẹ chúng nó đến chuộc. Chị chẳng đến chuộc cho con là gì. Các chị thiếu gì tiền, chỉ cần cái bằng để sĩ diện với thiên hạ thôi". Chủ tiệm H.Đ nói đúng tim đen của nhà giàu làm chị Hoài mặt tím đi vì ngượng.

Lý do không tưởng

Sơn "trắng", một cái tên anh chị nổi tiếng ở Hà thành, cho đàn em dẫn chúng tôi "lướt" nhanh một số tiệm cầm đồ khác, có nhiều khách "ký gửi" bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng để "mục sở thị". Chúng tôi được biết, ngoài lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp để lấy tiền tiêu xài thì có những lý do, quả là không thể tưởng. Tại tiệm cầm đồ trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội), một thanh niên, khuôn mặt khá khôi ngô, nhìn trước, ngó sau, rụt rè nói với chủ tiệm T.: "Anh cho em cầm tấm bằng này".

Sau khi xem bằng, lại biết chủ nhân của tấm bằng đại học Xây dựng danh giá này người ngoại tỉnh, chủ T. im lặng rồi phát giá: "5 triệu, lãi 10.000đồng/triệu/ngày. 10 hôm sau phải cả gốc lẫn lãi, nếu không mất bằng."

Chủ nhân chiếc bằng phân trần: "Anh cho em thêm vài triệu nữa, em cần tiền nộp viện phí cho người thân. Vài hôm nữa, ở quê thu xếp được, em trả anh ngay, chắc không đến 10 ngày". Nhìn rất lâu, chủ tiệm T. đồng ý xuất tiền. "Cậu ta còn phải đi xin việc mà" - T. phân trần cho hành động "nghĩa hiệp" của mình.

Theo đàn em của Sơn "trắng" thì các tiệm cầm đồ, cầm bằng đại học có địa chỉ ngoại tỉnh chỉ 2 - 3 triệu đồng, cùng lắm là 4 triệu. T. cho cầm đến 10 triệu là "quá thoáng" và có gì đấy "tình người" lắm rồi đấy. Tiệm cầm đồ của ông chủ P. (ở Đại Cổ Việt, Hà Nội) thì phần lớn cầm bằng cho sinh viên mới ra trường. Theo ông chủ P., tiệm này cầm không quá 2 triệu đồng, dù là bất cứ lý do gì. Thế nhưng, tiệm lúc nào cũng đông khách.

Ông P. cho biết: Phần lớn là sinh viên vừa ra trường, chưa có việc làm, lại phải tự mưu sinh ở thủ đô. Họ cầm để lấy số tiền làm kinh phí đi xin việc hoặc trang trải cho những ngày đầu đi làm, chưa được nhận lương. Trước khi mang đi cầm, họ cũng photo công chứng nhiều bản, giữ lại để phòng khi chưa lấy được bằng chính ra còn có bản photo để sử dụng.

Đàn em của Sơn "trắng" dẫn chúng tôi đến mấy tiệm cầm đồ cạnh các trường đại học, trung học để chứng kiến một dịch vụ khác, đó là "ký gửi" bằng tốt nghiệp THPT. Tại tiệm H. trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy, Hà Nội), có hai cô cậu mặt non choẹt, rất tự tin, đưa tấm bằng THPT, hỏi chủ tiệm: "Cái này chú cầm được bao nhiêu?". Nhìn ngó một lúc, chủ tiệm H. phát giá: "8 lít (tức 800.000 đồng), 5 ngày".

"Sao ít thế, chúng cháu cần 1,5 triệu đồng cơ, chú cầm đi, lãi cao chút cũng được?" - hai cô cậu năn nỉ. Chủ tiệm H. lắc đầu: "Không được, đáng ra chỉ 6 lít thôi. Không đồng ý thì đi hàng khác". Theo chủ tiệm H., cầm bằng tốt nghiệp phổ thông chỉ cần ít vốn nhưng vẫn thu lãi cao và đảm bảo sự an toàn của "đồng vốn". Nhiều cô cậu choai choai chỉ cầm 2 - 3 ngày là có tiền trả ngay.

Ông chủ H., chốt một câu lạnh người: "Chúng nó thiếu tiền đi nhà nghỉ hoặc đi giải quyết hậu quả nên cầm vài hôm. Sau đó, chúng "xoay" của bố mẹ được ngay ấy mà. Chưa thấy đứa nào bỏ bằng vì mấy lít cả".

Thẻ sinh viên cũng thế chấp

Đàn em của Sơn đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác khi bật mí, sinh viên lực lượng vũ trang thế chấp thẻ sinh viên lấy tiền trả nợ chủ đề, chủ bóng (tức cá độ bóng đá) là chuyện ngày thường ở huyện. Thâm nhập giới này, mới là "hàng khủng". Lời bật mí làm nhiều người tò mò.

Đàn em của Sơn phân tích: "Chị à, sinh viên các trường này toàn con VIP, VIP nào cũng giàu có cả, họ chỉ mong muốn cho con vào đó học để lấy tiếng thôi. Nhiều VIP "chạy" cho con vào trường vài trăm triệu không thể chịu mang tiếng con bị đuổi học vì nợ nần. Vậy thì nhục lắm. Họ có thể mang cả xe tải tiền đến cổng trường, đến chủ tiệm cầm đồ chuộc lại thẻ sinh viên cho con bất kỳ lúc nào".

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đàn em của Sơn "trắng" nói đúng. Thế giới thế chấp thẻ sinh viên lực lượng vũ trang lắm hình, nhiều vẻ vô cùng. Song, phần lớn những sinh viên "ký gửi" thẻ đó đều rơi vào "hoàn cảnh khó khăn" đến độ buộc phải lựa chọn thế này, hoặc thế kia. Tất nhiên, lỗi đầu tiên là do họ, họ sa vào chơi bời, cờ bạc... Một sinh viên tên A., vừa ra trường kể: "Sinh viên, đứa nào chẳng thiếu tiền tiêu.

Em cũng "ký gửi" thẻ 2 lần. 5 năm mà "ký gửi" có 2 lần là quá "ổn" đấy. Có đứa, bố mẹ vừa chuộc cho tháng này, tháng sau lại "ký" luôn. Nhà trường nuôi ăn, bố mẹ cho tiền tiêu, tiền học bổng... nhiều so với những sinh viên tiết kiệm nhưng ít với sinh viên biết tiêu. Thả 1 con lô 200 điểm đã mất toi gần 5lít/ngày rồi... Bố mẹ cho không đủ tiêu, chơi thì phải thế chấp thẻ".

"Ký gửi" bằng tốt nghiệp, thẻ sinh viên... tức là thế chấp chữ nghĩa, tri thức chúng ta học được, lấy tiền, dùng vào mục đích gì đều không thể chấp nhận được. Muôn nẻo đường đời, thì có muôn cách để chúng ta giải quyết khó khăn về tài chính nên việc thế chấp công sức học tập, chữ nghĩa, tri thức của chính mình để lấy tiền cần bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người làm cha, làm mẹ, đừng vì sĩ diện của bản thân mà tiếp tay cho con mình thành những con nợ. 

Người Đưa Tin

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 1 ngày, 10 giờ trước

Luật mới năm 2025: Không còn Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới, nếu không bị phạt 12 triệu?

Theo Luật đất đai 2024, thì từ nay không còn sổ đỏ ghi hộ gia đình, vậy người dân có bắt buộc phải đi đổi...
Kiến thức 2 ngày, 5 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 1 ngày, 5 giờ trước

5 ngành học mà 'con nhà nghèo' không nên chọn

Trong bối cảnh hiện tại, có những ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao, chi phí theo học lớn... nếu gia cảnh không khá...
Kiến thức 2 ngày, 5 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 1 ngày, 7 giờ trước

Những con giáp nào may mắn trong Tết Thanh Minh 4/4, tức thứ sáu, ngày 7 tháng 3 âm lịch

Đêm nay chúng ta bước vào tiết Thanh Minh (20:48) và tháng Canh Thân. Trong thời gian chuyển giao tiết khí, hãy chú ý nghỉ...
Đời sống số 2 ngày trước

Tin cùng mục

Đám cưới Bình Dương: Cô dâu lấy chồng hơn 21 tuổi, được tặng hoa cưới đúc từ 11 cây vàng

Bó hoa cưới của cặp đôi được đúc từ 11 cây vàng là tượng trưng cho 11 năm gắn bó của cô dâu – chú...
Đời sống trẻ 23 giờ, 22 phút trước

5 thói quen khiến tiền không cánh mà bay, số 1 dân văn phòng nào cũng có

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao, dù nỗ lực kiếm tiền và tiết kiệm, tài khoản của bạn vẫn cứ "bốc hơi" một...
Đời sống trẻ 1 ngày, 5 giờ trước

'Thế hệ cợt nhả' là gì? Tại sao Gen Z luôn tự gọi mình là 'thế hệ cợt nhả'?

Thế hệ Z (Gen Z), những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang dần chiếm lĩnh thị trường lao động và mang theo một...
Đời sống trẻ 4 ngày, 5 giờ trước

Quang Hải tiết lộ mối quan hệ với Chu Thanh Huyền đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới

Trước 'liên hoàn phốt' của bà xã Chu Thanh Huyền, Quang Hải giữ thái độ im lặng và chuyển sang trạng thái độc thân. Nhưng...
Hotgirl, hotboy 28.03.2025

Rộ nghi vấn vợ cầu thủ Quang Hải - Chu Thanh Huyền chưa tốt nghiệp cấp 3?

Trước những đồn đoán thất thiệt và nghi vấn chưa tốt nghiệp cấp 3, vợ cầu thủ Quang Hải - Chu Thanh Huyền chọn cách...
Hotgirl, hotboy 28.03.2025

Tin mới cập nhật

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi em ruột kết hôn?

Nhiều người lao động thắc mắc về quyền lợi nghỉ phép khi có sự kiện trọng đại trong gia đình, đặc biệt là khi em...
Kiến thức 13 phút trước

Ông xã Phương Trinh Jolie bức xúc vì chuyện học của con trai

Ông xã Phương Trinh Jolie - diễn viên Lý Bình bức xúc chia sẻ câu chuyện đi học của con trai thu hút sự quan...
Chuyện làng sao 14 phút trước

Lần đầu Huy Khánh trực tiếp nói về mối quan hệ với vợ cũ

Huy Khánh nói đúng 4 từ làm rõ mối quan hệ với vợ cũ là Mạc Anh Thư sau ly hôn.
Chuyện làng sao 15 phút trước

Lí do gì Phương Oanh gọi chồng là 'Châu Nhuận Phát'?

Chia sẻ của Phương Oanh về Shark Bình nhận được sự đồng tình từ các chị em phụ nữ.
Chuyện làng sao 16 phút trước

Một lớp học gây trầm trồ khi có hơn nửa học sinh đạt IELTS 8.0, SAT 1500 trở lên

Lớp 12 Anh 1 của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) khiến nhiều người phải trầm trồ khi sĩ số 30 nhưng có...
Kiến thức 20 phút trước

Vương Phi chỉ nói 7 chữ về Trương Bá Chi, phản hồi 4 chữ sau đó của 'tình địch' khiến mạng xã hội dậy sóng!

Từng là ba cái tên khuấy đảo làng giải trí Hoa ngữ, Tạ Đình Phong - Trương Bá Chi - Vương Phi không chỉ thu...
Chuyện làng sao 26 phút trước

Trong năm 2025: Trường hợp nào buộc phải cấp đổi Sổ đỏ theo mẫu mới?

Sổ đỏ là loại giấy tờ quan trọng thể hiện thông tin và quyền sở hữu đất đai, tài sản gắn với đất của người...
Kiến thức 47 phút trước

Cây mít được xem là biểu tượng phong thủy tốt lành, nhưng vì sao các chuyên gia lại khuyên không nên trồng ngay trước nhà?

Cây mít tuy được xem là biểu tượng phong thủy tốt, tượng trưng cho tài lộc và may mắn, nhưng theo quan niệm xưa, việc...
Phong thủy 54 phút trước

Việt Nam có bao nhiêu mỏ vàng?

Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng nhưng số lượng các mỏ quặng lớn với trữ lượng trên 300 tấn như ở...
Kiến thức 1 giờ, 4 phút trước

Thợ điện cảnh báo: Đặt 3 món đồ này lên nóc tủ lạnh, rất nhiều gia đình phải thay tủ sớm và tốn tiền điện gấp đôi

Nhiều người có thói quen đặt vật dụng lên tủ lạnh mà không biết đang âm thầm khiến thiết bị mau hỏng và tốn điện...
Kiến thức 1 giờ, 11 phút trước