Lãnh đạo không phải là “luôn đúng”, và các quyết định lãnh đạo có thể có vấn đề. Vậy làm sao có thể đưa ra những ý kiến của mình về những thiếu xót đó mà không làm mất lòng lãnh đạo?
Đầu tiên, sau khi lãnh đạo nêu ra ý kiến, hãy lặp lại ý kiến đó, sau đó nói: "Sếp nói đúng, nhưng chúng ta có thể thử bổ sung vài thứ để hoàn thành công việc này tốt hơn?".
Lý do chính khiến giao tiếp của chúng ta ở nơi làm việc dễ dàng bị sa lầy là do sự bất đồng. Khi mọi người nghe thấy sự phản đối của người khác, tiềm thức sẽ có sự phản kháng và rất dễ tương tác với sự thù địch. Việc lặp lại ý kiến chính của người khác trước tiên có ảnh hưởng đến tiềm thức của người khác, chứng tỏ với họ rằng: “tôi hiểu bạn, tôi hiểu những gì bạn nói và tôi quan tâm đến ý kiến của bạn”. Bầu không khí này sẽ làm nền cho sự tương tác giữa các bên có xu hướng thân thiện, hợp tác hơn.
Chúng ta nên nhấn mạnh: “Sếp nói đúng”, nghĩa là tôi đứng về phía sếp, đồng ý với y kiến của sếp, điều này sẽ khiến lãnh đạo cho rằng bạn đang đứng về phía họ, lúc này lãnh đạo sẽ dễ dàng chấp nhận ý kiến bổ sung của bạn hơn. Sự khôn ngoan, ý kiến của bạn lúc này là để đóng giúp vào mục tiêu chung mà tất cả đều hướng tới.
Thay vì nói “kế hoạch này có vấn đề” để trực tiếp đối đầu với lãnh đạo thì phương pháp trên là hiệu quả hơn cả.
Khi lãnh đạo sắp xếp cho bạn làm việc gì đó, đừng bỏ qua những câu hỏi, tuy nhiên đừng bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, chỉ cần trả lời: “Tôi đồng ý”, “Không vấn đề gì, tôi sẽ thực hiện công việc này”… rồi phát biểu ý kiến bổ sung. Phản ứng đầu tiền thực sự rất quan trọng.
Khi đưa ra phản hồi cho người khác, hãy bắt đầu bằng một thông điệp tích cực, dù được áp dụng ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, điều này có thể cải thiện tốt mối quan hệ giữa mọi người.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)