Gen Z luôn là được nhắc đến như là tâm điểm của truyền thông với những hình ảnh trẻ trung, năng động, giàu sức sáng tạo và tiềm năng bứt phá. Nhưng đôi khi trong mắt của những thế hệ khác, đặc biệt là chính gia đình của các Gen Z thì những con người trẻ đó lại có những mặt trái, một hình ảnh rất khác: Quá “nghiện” công nghệ, dù là trên bàn ăn, hay khi gia đình đang quây quần nói chuyện, tiếp đãi khách ngày Tết, Gen Z cũng thường trở thành “cái gai trong mắt” các Gen khác. Từ việc ngồi im không nói chuyện, không thể rời mắt khỏi màn hình của những chiếc smartphone, laptop… cho đến việc tay bấm hý hoáy, mải mê với top top, games đến mức trở nên vô tâm không để ý đến mọi người xung quanh. Hay thậm chí nếu không lướt Facebook chơi games, thì các bạn trẻ cũng thường dành nhiều thời gian ăn hoặc ngủ suốt những ngày Tết. Thật sự với sự thay đổi của công nghệ, thế hệ trẻ Gen Z ngày nay đã rất khác thế hệ Gen Zà cũ, sự năng động sáng tạo phải đánh đổi bằng những thói hư mới của thời đại công nghệ.
Tết Nguyên Đán 2022 sắp đến – một ngày lễ mà từ xa xưa theo quan niệm của người Việt luôn gắn liền với những giá trị gia đình tốt đẹp, là dịp để cả gia đình – họ hàng quây quần tụ họp sum vầy sau một năm làm việc và học tập vất vả. Không khó để bắt gặp những bài đăng với tràn ngập những lời chúc tình cảm và hạnh phúc dành cho gia đình, hay những câu chuyện đoàn viên đầy ấm áp trên Facebook vào những ngày Tết. Thói quen chia sẻ mọi khía cạnh của cuộc sống lên mạng xã hội trong thời đại công nghệ thực ra hoàn toàn không có gì đáng trách, nhưng dường như rất nhiều bạn trẻ có thói quen dành những tình cảm, lời chúc chỉ để chúc cho… Facebook mà thôi, để đếm xem được bao nhiêu lượt like, đếm react, duyệt comment. Đồng thời, thời gian ngày Tết các bạn trẻ lại chỉ để tụ tập bạn bè, café quán xá, hay đi chơi với người yêu thay vì dành cho gia đình.
Những hoạt động ngày tết như cùng nhau canh nồi bánh chưng, quây quần sưởi ấm quanh ánh lửa của nồi bánh trong những ngày sát Tết giá rét, hay cùng cả nhà phân công công việc, lau từng ngóc ngách của bộ bàn ghế gỗ rồng phượng, chuẩn bị một căn nhà sạch sẽ để đón Tết. Tất cả những công việc nhà đó, dù có hơi mệt một chút nhưng cũng chính là những hoạt động khiến gia đình gắn kết, gần gũi hơn, để cùng nhau nhìn lại năm cũ, nguyện cầu cho những điều tốt đẹp đến vào năm mới. Nhưng đôi khi Gen Z dường như lại không để tâm đến những công việc luyện kỹ năng ngày Tết này, để mặc cha mẹ ông bà tất bật sắm Tết, hay nếu có tham gia cũng chỉ “đứng cho đẹp đội hình”. Trong khi cả năm mọi người đều đã bận rộn ít có thời gian dành cho nhau, càng khiến cho khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa dần.
Những điều trên đôi khi lại những tiếng lòng khó nói của Gen Zà muốn nhắn nhủ tới Gen Z. Nói thẳng đôi khi khó nói quá, nên có những Gen Zà đã gửi tâm sự vào những vần thơ, chia sẻ khắp mạng xã hội. Trend ĐỐI THƠ ĐÁP RAP này đang nổi rần rần khắp các group, fanpage của Gen Z như Đài Tiếng Nói Gen Z, Insight Mất Lòng, Cột Sống Gen Z, Gen J Z Choy đang rất thu hút sự chú ý của Gen Z. Mong mỏi những Gen Z khi thấy những post này tự vấn chính bản thân mình để sửa đổi cũng như tham gia thể hiện sự phản biện từ góc nhìn của mình:
“Gen Zà chăm học, cố leo top lớp
Gen Z nhún nhảy, cố leo top top”
Trước những vần thơ đầy tính sát thương này liệu các Gen Z sẽ đáp RAP như thế nào để phản biện lại các cáo buộc này đây, phản đối hay đồng tình vì cái “sự lười” này khó mà có thể sửa đổi được. Những định kiến trên có thực sự chính xác không? Hay đây chỉ là quan điểm không được chính xác cho lắm từ góc nhìn “cũ kĩ” của Gen Zà? Gen Z vẫn chăm chỉ làm việc, chú ý quan tâm mọi người và dành nhiều thời gian cho gia đình lắm đấy chứ. Còn bạn thì sao, nếu bạn là 1 Gen Z, bạn đồng tình hay phản đối, câu RAP nào bạn sẽ dành để Đáp lại những câu Đối Thơ kia đây?
HX (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)