Lừa dối chính mình và người khác
Tất cả chúng ta đều từng nghe câu chuyện “bịt tai trộm chuông”, cho rằng mình bịt tai lại không nghe thấy tiếng chuông thì người khác cũng không nghe được, kiểu tự lừa dối bản thân này rõ ràng là sai lầm. Nhìn lại xung quanh, chúng ta sẽ thấy rằng năng lượng tích cực mà nhiều người đăng tải trên mạng xã hội thực ra là “bịt tai trộm chuông”.
(Ảnh minh họa)
Những người có thu nhập không được cao, hàng tháng dựa vào mức lương ít ỏi để nuôi sống bản thân nhưng lại thích khoe hàng xa xỉ, hàng hiệu nổi tiếng với bạn bè. Những người này biết rằng mình chẳng có thành tựu nào nổi bật nhưng vẫn nói và làm những điều vô nghĩa.
Có thể tâm lý bầy đàn bẩm sinh của mỗi người khiến họ đuổi theo và luôn duy trì “năng lực tích cực”, nhưng điều đáng tiếc là họ không phân biệt được đâu mới là năng lượng tích cực thực sự.
Bắt cóc đạo đức
Bắt cóc đạo đức đề cập đến hiện tượng một người đứng trên đỉnh cao đạo đức và sử dụng các tiêu chuẩn quá mức hoặc thậm chí phi thực tế để phán xét, yêu cầu, ép buộc hoặc tấn công người khác phải thực hiện theo tiêu chuẩn của mình.
Trong tâm lý học, người ta cho rằng nếu một người sai về mặt đạo đức thì sẽ có những cảm xúc vô cùng tiêu cực.
(Ảnh minh họa)
Điều này khuyên chúng ta đừng để bị dẫn dắt bởi giá trị của người khác, mỗi người đều có quỹ đạo cuộc sống và con đường sống của riêng mình. Những gì phù hợp với bạn có thể không phù hợp với người khác. Thật nực cười khi đánh giá người khác theo tiêu chuẩn thành công của chính bạn.
Có một câu chuyện khá thú vị: một người đàn ông đang phơi nắng, một người đàn ông giàu có đến hỏi, tại sao anh còn ở đây phơi nắng và không đi làm? Nếu bạn không thể kiếm đủ tiền, bạn sẽ tận hưởng cuộc sống như thế nào? Người đàn ông đang phơi nắng nói: “Không phải bây giờ tôi đang tận hưởng cuộc sống sao?”.
Câu chuyện này vô cùng mỉa mai, nó cho chúng ta biết rằng không chỉ có một con đường dẫn đến thành công. Hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội của mỗi người đều khác nhau, điều này quyết định con đường mà mỗi người lựa chọn.
Không bao giờ đặt câu hỏi
Có một câu nói rất hay: “Khi mọi người đều đi bằng tay, bạn vẫn sẽ đi bằng chân chứ?”.
(Ảnh minh họa)
Nếu không có tinh thần đặt câu hỏi và tin tưởng một cách mù quáng vào những ý kiến trong sách giáo khoa hoặc hành động theo hướng dẫn hành động của người khác, chắc chắn bạn sẽ bị bó buộc trong suy nghĩ và rập khuôn hành động của mình.
Một mặt, việc đặt câu hỏi có thể xem xét lại quan điểm của người khác, tìm ra những nghịch lý trong suy nghĩ và quan sát thế giới từ một góc nhìn mới. Mặt khác nó cũng có thể nhìn ra những phương pháp ứng xử phù hợp với bạn và đưa ra những quyết định phù hợp.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)