Sarah Soysa: “Nữ quyền cho những cô gái trẻ được coi là một điều xấu, một mối đe dọa đáng sợ”
Nữ quyền là cần thiết cho các cô gái tuổi vị thành niên ở Sri Lanka. Phụ nữ, những em bé gái và người chuyển giới bị sách nhiễu và bị tước mất quyền. Các cơ hội không dành họ.
Sarah Soysa là một người ủng hộ việc phá thai an toàn và là một cố vấn của tổ chức Frida.
Sri Lanka có tỷ lệ mang thai ở độ tuổi teen đặc biệt cao. Một nghiên cứu của UNICEF cho thấy 6% trong số các em từ 14 đến 19 tuổi còn đang cắp sách tới trường học và 22% các em bỏ học từng quan hệ tình dục. Để đối phó với tình trạng này, chúng tôi đưa ra các đường dây nóng trợ giúp phá thai an toàn. Mặc dù trên thực tế, việc phá thai là điều rất hạn chế ở Sri Lanka.
Chúng tôi chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến việc phá thai thông qua các tài liệu in ấn, các chiến dịch quảng bá bằng hình ảnh, bưu thiếp và viết blog. Chúng tôi ủng hộ quyền tình dục ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm cả trong độ tuổi còn đi học. Tuy nhiên, sự gia trưởng vẫn ảnh hưởng rất mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Mihaela Dragan: "Một số cô gái Romani đã phải lấy chồng từ khi mới 14 tuổi”
Phụ nữ và trẻ em gái ở Romani đang phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.
Một số cô gái Romani sống trong các cộng đồng truyền thống phải kết hôn ở độ tuổi 14 hoặc thậm chí sớm hơn. Trinh tiết của họ đại diện cho danh dự của cả gia đình. Và sau khi kết hôn, họ buộc phải bỏ học và làm mẹ ở độ tuổi quá trẻ.
Mihaela Drăgan là một diễn viên và nhà hoạt động tại Bucharest.
Các cộng đồng truyền thống khuyến khích hôn nhân sớm như một phản ứng phòng vệ cực đoan chống lại sự pha tạp văn hóa từ bên ngoài. Một số cô gái không chấp nhận điều đó. Họ đang rời khỏi cộng đồng của mình và phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc trong khi họ hoàn toàn là người Romani.
Đối với chúng tôi, những người phụ nữ Romani, thật khó để có tiếng nói trong xã hội và trong cộng đồng mặc dù chúng tôi là một phần quan trọng trong đó. Chúng tôi cần nữ quyền vì phụ nữ và trẻ em gái Romani đang bị lạm dụng. Chúng ta cần một phong trào lớn đủ mạnh để cung cấp cho họ những sự hỗ trợ cần thiết.
Catherine Tito: "Văn hóa gia trưởng đã bám rễ rất sâu”
Là một người sống sót sau khi trải qua hủ tục cắt âm vật phụ nữ. Từ những kinh nghiệm của chính bản thân tôi đã hình thành ý chí để đấu tranh cho quyền của trẻ em gái. Tôi đã bị coi là một kẻ bị ruồng bỏ bởi vì tôi đã quyết định từ chối văn hóa gia trưởng, nhưng tôi không hối tiếc về những điều mình đã làm.
Catherine Tito làm việc cho Girls Re-defined, một tổ chức hỗ trợ cho những phụ nữ
sống sót sau khi trải qua các hủ tục.
Các cô gái trẻ đến từ các cộng đồng Maasai vẫn phải đối mặt với nguy cơ trải qua các nghi lễ cắt âm vật nữ. Hành động dã man này đã phủ nhận quyền của các cô gái trẻ Maasai đối với chính thân xác của họ. Văn hóa gia trưởng đã bám rễ rất sâu và cần một cuộc đấu tranh mạnh mẽ để thay đổi nó.
Monyvann Nhean: "Cuộc sống của các gia đình phụ thuộc vào những người phụ nữ trẻ tuổi và thu nhập của họ”
Các thiếu nữ Campuchia rất thiếu tự tin khi nói đến việc lập kế hoạch cuộc sống và việc chọn nghề cho chính họ. Xã hội không cho họ cơ hội để theo đuổi mục tiêu của mình. Các cô gái cần các mô hình đóng vai trò khuyến khích và cung cấp đầy đủ thông tin để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai. Đây là lý do tại sao tôi bắt đầu tổ chức các cuộc tọa đàm về nữ quyền và các buổi tư vấn nghề nghiệp cho các em gái tuổi vị thành niên ở các trường trung học Tôi muốn họ nhận ra được những năng lực tiềm tàng trong họ và giúp họ xây dựng kỹ năng lãnh đạo.
Monyvann Nhean là một thành viên của tổ chức Những nhà nữ lãnh đạo trẻ
của Campuchia.
Đang tồn tại những vấn đề hệ trọng đối với phụ nữ trẻ ở Campuchia. Trong đó gánh nặng kinh tế gia đình phụ thuộc vào thu nhập của những người phụ nữ trẻ. Khi họ không thể tìm được việc làm tại đất nước của chúng tôi. Hàng trăm ngàn người thường phải tìm đường sang lao động tại các nước láng giềng. Điều này đã khiến cho rất nhiều phụ nữ trẻ làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. Và họ là đích nhắm đến của những kẻ buôn người.
Elvira Meliksetyan: “Chúng tôi đang bị bôi nhọ như những người phụ nữ vô đạo đức”
Thật không phải là điều dễ dàng để có nữ quyền ở Armenia. Chúng tôi đang bị bôi nhọ như phụ nữ vô đạo đức, những người được coi là sinh ra để tiêu diệt các gia đình. Những sự kỳ thị chúng tôi phải đối diện hàng ngày không chỉ gây nên sự khó chịu, mà còn rất nguy hiểm: chúng tôi lo sợ sẽ bị tấn công từ những kẻ cực đoan.
Elvira Meliksetyan là phụ trách truyền thông và PR ở Trung tâm phát triển phụ nữ Armenia.
Ở Armenia, các cô gái trẻ không có cơ hội để khám phá những sở thích và quyền lợi của họ. Bởi vì xã hội gia trưởng của chúng tôi đã quyết định tất cả mọi thứ. Bao gồm cả việc họ phải yêu thương ai và những gì họ nên quan tâm. Họ cho rằng phụ nữ thì phải biết khiêm tốn và vâng lời. Điều này có nghĩa là cô gái tuổi teen chỉ được tiếp xúc với một nhóm nhỏ các ý tưởng về những gì tương lai của họ sẽ giống như thế. Họ bị hạ thấp lòng tự trọng, thiếu tự giác và thường xuyên bị ức chế.
Firliana Purwanti: “Áp lực về trinh tiết của phụ nữ không cho phép các cuộc thảo luận cởi mở về tình dục”
Bạo hành tình dục ở Indonesia gây ra nhiều vấn đề cho các cô gái trẻ như mang thai ngoài ý muốn, bạo lực tình dục, nạo phá thai không an toàn và tỷ lệ tử vong khi sinh cao. Áp lực xã hội đè nặng lên các em gái. Họ phải bắt buộc còn trinh nguyên cho đến khi kết hôn. Điều này dẫn đến tình trạng không cho phép thảo luận cởi mở và trung thực giữa cha mẹ và con cái về vấn đề tình dục, đặc biệt là các biện pháp tránh thai.
Firliana Purwanti là tác giả của dự án The Orgasm.
Theo Điều tra Y tế và Dân số Indonesia năm 2012, tỷ lệ mang thai tuổi teen là 48/1.000. Khoảng 2 triệu phụ nữ Indonesia đã từng đi phá thai và 30% trong số họ trong độ tuổi thanh thiếu niên. Trong năm 2010, phá thai không an toàn chiếm từ 5% đến 11% tỷ lệ tử vong bà mẹ của Indonesia. Tại Indonesia, phá thai an toàn rất bị hạn chế. Nó chỉ được cho phép với phụ nữ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc hậu quả của các vụ hiếp dâm, và việc phá thai chỉ được phép khi thai dưới 40 ngày tuổi.
Tôi tự hỏi rằng tại sao các cô gái Indonesia phải giữ trinh tiết trước khi kết hôn, trong khi không ai quan tâm về trinh tiết của nam giới. Tôi là một người ủng hộ nữ quyền bởi vì tôi nghĩ rằng đã có sự bất bình đẳng ở đây
Ghadeer Ahmed: “Trẻ em gái không có quyền tự quyết định”
Vào tháng 1/2012, nhân kỷ niệm lần đầu tiên của cuộc cách mạng tháng 25 tháng Giêng tại Ai Cập, tôi đã thành lập một trang nam nữ bình quyền trên Facebook gọi là “Cách mạng của Phụ nữ”. Tôi sử dụng để khuyến khích các cô gái chia sẻ kinh nghiệm của họ về phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Tôi nhận ra rằng tôi không phải là cô gái duy nhất có kinh nghiệm về vấn đề phân biệt đối xử.
Ghadeer Ahmed: Nhà sáng lập tổ chức Cách Mạng của Phụ nữ
Tại Ai Cập, một khi một cô gái đến tuổi dậy thì cô buộc phải trải qua FGM (hủ tục cắt âm vật) và bắt đầu phải che kín mặt. Từ đó các cô gái bắt đầu trải nghiệm sự rập khuôn của xã hội. Cô gái trẻ được đối xử như những người sống phụ thuộc và họ không có quyền đưa ra các quyết định cho chính mình. Điều này ngăn cản cô gái sống cuộc sống của chính họ và buộc họ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của xã hội thay vì theo đuổi ước mơ của mình.
Theo Khampha.vn