Nhân vật chính trong câu chuyện là Tiểu Lý, một nhân viên bộ phận kinh doanh của công ty. Trong vòng một tháng qua, anh đã phải xin nghỉ phép 3 lần để lo hậu sự cho người thân.
Khi anh xin nghỉ lần thứ ba, giám đốc bộ phận, ông Trương, đã buông lời mỉa mai trước mặt hơn 20 nhân viên trong một cuộc họp sáng: "Ôi chà, Tiểu Lý này, người thân của cậu chết hết rồi sao? Không còn ai để cậu xin nghỉ nữa đâu nhỉ? Nếu vậy thì thôi nghỉ việc luôn đi!".
(Ảnh minh họa)
Cả phòng họp lập tức rơi vào im lặng. Tiểu Lý mặt tái nhợt, đứng dậy đáp trả: "Giám đốc Trương, ông có ý gì vậy? Bà nội, ông ngoại và bác tôi lần lượt qua đời, tôi đã rất đau buồn rồi, sao ông có thể nói vậy?".
Thế nhưng, thay vì dừng lại, giám đốc Trương tiếp tục chế giễu: "Ôi, trùng hợp thật đấy! Một tháng ba người mất, nhà cậu mở dịch vụ tang lễ à?".
Ngay lập tức, một tiếng "chát!" vang lên. Cái tát của Tiểu Lý khiến cả phòng họp sững sờ.
Sếp Trương ngỡ ngàng vài giây, rồi lao vào đánh nhau với Tiểu Lý. Cả hai giằng co, Tiểu Lý vừa khóc vừa hét: "Tôi xin nghỉ đúng quy định, công việc cũng đã bàn giao đầy đủ, sao ông lại sỉ nhục tôi?".
Nhân viên tát sếp giữa cuộc họp vì bị chế giễu vì xin nghỉ tang (Ảnh minh họa)
Cuộc xô xát khiến bảo vệ và nhân viên các phòng ban khác phải can thiệp. Khi được tách ra, sếp Trương đã bị đánh bầm tím mặt, áo vest rách toạc, trông vô cùng thảm hại.
Sự việc nhanh chóng đến tai ban giám đốc công ty. Sau khi điều tra, công ty xác nhận những gì Tiểu Lý nói là đúng sự thật. Bà nội anh mất vì bệnh, ông ngoại bị đột quỵ, bác ruột gặp tai nạn lao động. Mỗi lần xin nghỉ, anh đều báo trước và có giấy tờ đầy đủ.
Kết quả xử lý của công ty sau đó đã được đưa ra: Giám đốc Trương bị giáng chức, điều chuyển đến một chi nhánh xa làm quản lý cấp trung.
Tiểu Lý, dù có lý do chính đáng, nhưng do có hành vi bạo lực nên bị cảnh cáo. Tuy nhiên, công ty đặc biệt cho anh một tuần nghỉ phép hưởng lương để ổn định tâm lý.
(Ảnh minh họa)
Bài học sâu sắc từ sự việc
Vụ việc trên phản ánh nhiều vấn đề trong môi trường làm việc hiện nay:
- Lãnh đạo cần có sự đồng cảm.
- Khi nhân viên gặp khó khăn, thay vì chế giễu, người quản lý nên thể hiện sự thấu hiểu và hỗ trợ. Một câu nói vô tâm có thể trở thành giọt nước tràn ly, đẩy nhân viên vào bế tắc.
- Sự tôn trọng là điều tối thiểu trong môi trường làm việc: Cấp trên có thể đưa ra yêu cầu công việc, nhưng không có quyền xúc phạm hay sỉ nhục nhân viên. Sự thiếu tôn trọng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Quản lý phải nắm rõ tình hình trước khi phát ngôn: Nếu giám đốc Trương tìm hiểu kỹ, có lẽ ông ta đã tránh được sai lầm lớn. Là một nhà quản lý, việc đánh giá sai tình huống có thể khiến uy tín và sự nghiệp lao đao.
(Ảnh minh họa)
- Giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý: Dù bị xúc phạm nặng nề, Tiểu Lý lẽ ra nên chọn cách giải quyết khác thay vì dùng bạo lực. Trong môi trường công sở, các mâu thuẫn nên được xử lý qua đối thoại hoặc báo cáo cấp trên.
Sự việc trên đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người ủng hộ Tiểu Lý vì cho rằng sếp Trương đáng bị trừng phạt. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Tiểu Lý đáng lẽ nên giữ bình tĩnh hơn.
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Liệu hành động của Tiểu Lý có đáng chấp nhận? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn!
Hà Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)