Ngỡ đơn giản, nhưng mỗi câu trả lời lại thể hiện sâu sắc quan điểm sống và tư duy xử lý vấn đề, yếu tố then chốt trong môi trường công sở.
Những câu trả lời “quen tai” nhưng chưa đủ sâu
Ứng viên đầu tiên không cần suy nghĩ: “Tôi sẽ cho bạn mượn, vì tình bạn nhiều năm đáng quý”.
Ứng viên thứ hai lại thực tế hơn: “Tôi chọn sếp, vì người có thể giúp tôi phát triển sự nghiệp chính là sếp”.
Ứng viên thứ ba và thứ tư đều chọn không cho ai mượn, người thì lo rủi ro, người thì sợ làm mất lòng cả hai. Ứng viên thứ năm trả lời nước đôi: “Tuỳ vào mối quan hệ thân thiết với ai hơn”.
Mỗi câu trả lời của ứng viên lại thể hiện sâu sắc quan điểm sống và tư duy xử lý vấn đề
Nhưng người khiến cả hội đồng ấn tượng lại là ứng viên thứ sáu, với câu trả lời đầy điềm tĩnh và nguyên tắc:
“Tôi sẽ xem ai hỏi mượn trước. Nếu đã hứa với người này, thì sẽ giữ lời. Đồng thời, tôi cũng sẽ trao đổi thẳng thắn với người còn lại để tìm cách hỗ trợ nếu cần. Nếu vì chuyện nhỏ đó mà sếp không hài lòng, thì người sếp đó không đáng để tôi đi theo lâu dài. Tương tự, nếu bạn bè không thông cảm, tôi cũng sẽ cân nhắc lại mối quan hệ ấy”.
Chính sự điềm tĩnh, lý trí và tôn trọng nguyên tắc của câu trả lời này đã giúp ứng viên được tuyển ngay tại chỗ.
Sếp cần người tài, không cần người vâng dạ
Nhiều người hỏi: “Sếp thích người tài hay người biết nghe lời?”. Thực tế, sếp cần người có năng lực giải quyết vấn đề và biết giữ nguyên tắc trong mọi hoàn cảnh. Trái lại, những người chỉ biết gật đầu, thiếu phản biện, thường bị rơi vào vòng lặp "hiền lành, dễ sai bảo, không được trọng dụng". Đó là “hiệu ứng lệ thuộc đường mòn” - con người khi quen làm theo chỉ dẫn, sẽ dần mất đi năng lực tư duy độc lập.
Đáng tin cậy - lợi thế cạnh tranh hàng đầu
Trong môi trường làm việc, năng lực có thể khiến bạn được chú ý, nhưng sự đáng tin cậy mới quyết định bạn có được giao việc quan trọng hay không. Người đáng tin không cần hứa nhiều, không cần thể hiện quá đà, chỉ cần họ nhận lời, mọi người liền yên tâm. Bởi họ làm việc có trách nhiệm, không đổ lỗi, không thoái thác, dù là việc lớn hay nhỏ cũng đều hoàn thành chỉn chu.
Một trưởng phòng nhân sự từng chia sẻ: “Trong cả đội ngũ, tôi đánh giá cao nhất không phải người giỏi nhất, mà là người làm gì cũng yên tâm nhất. Giao việc cho họ, tôi không cần theo sát, cũng không phải nhắc nhở. Họ luôn đúng hẹn, đúng chuẩn, đúng cách".
Ở nơi làm việc, người tạo được cảm giác an toàn cho người khác chính là người có giá trị dài lâu. Giữa một thế giới nhiều ồn ào, những người lặng lẽ làm tốt phần việc của mình, giữ chữ tín và nói được làm được, luôn là những người tiến xa nhất.
Tài giỏi đến đâu cũng không bằng nhân cách
Tại một công ty công nghệ lớn, có một lập trình viên rất giỏi, kỹ thuật xuất sắc, xử lý sự cố cực nhanh, được xem là “át chủ bài” của cả team. Tuy nhiên, sau một thời gian, anh ta nhiều lần bị phát hiện đổ lỗi cho đồng nghiệp, giấu thông tin quan trọng để giữ lợi thế, thậm chí "qua mặt" cấp trên để lấy công trạng về mình.
Dù năng lực nổi bật, nhưng cuối cùng, anh vẫn bị cho nghỉ việc. Lý do? Không ai dám làm việc với người như vậy, không tin tưởng, không hợp tác, không có đạo đức nghề nghiệp.
Trong mắt nhà tuyển dụng, tài năng giúp bạn bước vào cánh cửa, nhưng nhân cách mới quyết định bạn có ở lại được bao lâu. Người có năng lực nhưng thiếu đạo đức giống như con dao sắc, nếu không kiểm soát được, chỉ gây nguy hiểm cho tập thể.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)