Tiêm filler môi là thủ thuật làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Nhiều người môi mỏng, thích có đôi môi dày, căng mọng trông quyến rũ và tây hơn. Tuy nhiên, nếu chọn những nói không uy tín, hậu quả của việc tiêm môi sẽ cực nguy hiểm.
Mới đây, một cô gái chia sẻ về quá trình nhan sắc của mình sau khi tiêm môi. "Môi tôi hơi nhăn, tính đi tiêm thuốc cho xinh hơn nhưng ai dè. Mấy bà đi tiêm thì tới bác sĩ mà tiêm cho chắc nha. Đừng để oan trái như tôi", cô gái chia sẻ.
Cụ thể, cô gái khi tiêm môi về ngày đầu môi sưng phồng lên, đau nhức không chịu nổi. Sau 5 ngày, cô gái quyết định đi tiêm tan.
Môi cô gái sưng húp, đau nhức.
Cuối cùng, cô gái phải đi tiêm tan.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc làm trẻ hóa hay tạo hình bằng các chất làm đầy trở nên phổ biến của các tín đồ làm đẹp nhờ vào hiệu quả tức thì, ít đau đớn và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đây cũng là "con dao hai lưỡi" vì bên cạnh những ưu điểm và lợi thế nổi bật đó thì cũng còn những rủi ro tiềm ẩn nếu như không lựa chọn đúng người thực hiện kỹ thuật có trình độ, tay nghề và giàu kinh nghiệm.
Một số chống chỉ định cho việc tiêm chất làm đầy có thể kể đến như: Phụ nữ mang thai, cho con bú; vùng tiêm đang bị nhiễm khuẩn; sự hình thành sẹo lồi hay sẹo phì đại; rối loạn đông máu – chảy máu; có sử dụng isotretinoine trong vòng 06 tháng; teo da (do yêu cầu sử dụng steroid mạn tính, các hội chứng di truyền); rối loạn hồi phục vết thương; viêm da tại vùng tiêm; mẫn cảm với thành phần chất làm đầy; bệnh nhân có kỳ vọng không thực tế về phương pháp.
Sau khi tiêm, có thể gặp một số biểu hiện như sưng nhẹ, đỏ nhẹ, có thể có vết bầm là những biểu hiện bình thường và thường sẽ tự biến mất sau vài giờ hay vài ngày. Nếu có dấu hiệu xanh tím hay trắng bệch vùng da trên diện rộng, đau nhức dữ dội hay mất cảm giác hoàn toàn, hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, chảy dịch vùng tiêm, cần lập tức liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)