1. Tư thế chụp
Trước hết cần tìm hiểu khái niệm "Tư thế" là gì? Tư thế là vẻ tượng trưng cho thái độ và đức tính của con người thể hiện ra thành dáng dấp điệu bộ bên ngoài. Tư thế không chỉ hỗ trợ cho vẻ mặt nhằm biểu lộ, nhấn mạnh thái độ, tâm trạng, phong cách mà còn tạo khả năng diễn xuất nhiều trạng thái tình cảm.
Người chụp nếu biết vận dụng sẽ giúp việc miêu tả con người thêm tinh tế, giải quyết được những trường hợp đối tượng khó bộc lộ tâm tư tình cảm trên khuôn mặt.
Nếu bạn chụp cận cảnh thì tốt nhất nên tập trung vào mắt của người mẫu, sử dụng "hồn" của đôi mắt để tạo cảm xúc cho bức ảnh.
Bạn nên chụp theo hướng quay mặt lại, lấy nửa trên của cơ thể thì toàn bộ khuôn mặt sẽ là tiêu điểm, bạn có thể tạo dáng trước khi chụp, rất ấn tượng.
2. Thận trọng khi chọn nền
Muốn chụp được những bức ảnh đẹp thì nên cẩn trọng hơn khi chọn phông nền, nên chụp ở những khung cảnh đơn giản, sạch sẽ, nếu không có phông nền phù hợp thì bạn cũng có thể chụp theo cách hướng lên trên và để bầu trời trở thành phông nền tự nhiên của bạn.
3. Chú ý đến bố cục
Bố cục cũng là một vấn đề đáng quan tâm, nếu bạn muốn chụp một bức ảnh nghệ thuật và có không khí hơn thì bố cục có người nhỏ và khung cảnh rộng lớn là phù hợp nhất. Kiểu bố cục này không chỉ dễ nắm bắt mà còn làm cho bức ảnh đẹp hơn và có khí chất. Nói chung sắp xếp chủ thể ở góc trái, góc dưới bên phải hoặc giữa màn hình, hiệu ứng sẽ tốt hơn.
4. Các đạo cụ cần thiết
Nếu độ biểu cảm không đủ, bạn có thể sử dụng đạo cụ để bù đắp. Đối với loại ảnh chân dung nên tận dụng bầu trời trong xanh và bạn nên sử dụng ô trong suốt, hoa, ren và các đạo cụ khác để hỗ trợ chụp.
5. Chụp qua một vật thể trong suốt
Khi chụp cận cảnh khuôn mặt, những khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt sẽ được phóng to, chưa kể độ căng thẳng của người mẫu khi đối mặt với ống kính cũng tăng lên, lúc này bạn có thể chụp xuyên qua một số vật thể trong suốt, chẳng hạn như chụp người qua kính, bức chân dung sẽ được làm mềm hơn, nhìn tổng thể mềm mại hơn và huyền ảo hơn.
Giang Nguyễn (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)