Cách đây một năm, tôi sống đúng kiểu "kiếm bao nhiêu xài hết bấy nhiêu" – lối sống khá phổ biến với người trẻ thành thị. Mức lương mỗi tháng vừa đủ trang trải mọi thứ như tiền nhà, ăn uống, cà phê cuối tuần và thi thoảng mua vài món yêu thích. Tôi không tiêu xài hoang phí, không mê hàng hiệu, nhưng cuối tháng ví lại luôn trống trơn, chả dư đồng nào.
Cho đến một đêm, mẹ tôi phải nhập viện khẩn cấp. Khi nhìn hoá đơn viện phí, tôi chớp nhận ra: Sau 5 năm đi làm, tôi hoàn toàn không có nổi một khoản dự phòng nào. Cú sốc này khiến tôi phải nhìn lại cách mình quản lý tiền bạc.
Tôi bắt đầu áp dụng một chiến lược tiết kiệm mới: không cần tăng lương, không lao vào đầu tư mạo hiểm, chỉ đơn giản là quản lý lại chi tiêu và xây dựng vài thói quen tài chính vững vàng. Một năm sau, tôi đã tiết kiệm được gần 60.000 tệ (khoảng 200 triệu đồng). Dưới đây là những gì tôi đã làm, thực tế, chi tiết, bạn cũng có thể áp dụng tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
1. Áp dụng phương pháp "4 phong bì" – chia thu nhập trước khi kịp tiêu
Bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính nếu áp dụng 5 bí quyết này (Ảnh minh hoạ)
Ngay khi nhận lương, tôi không giữ tiền trong một tài khoản chung nữa. Tôi lập ra 4 mục riêng biệt, mỗi mục có vai trò rõ ràng:
- Chi phí thiết yếu (55% thu nhập): Gồm tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, đi lại,…
- Tiết kiệm bắt buộc (25%): Khoản tiền tiết kiệm cố định, không có thẻ ATM, không rút giữa chừng.
- Dự phòng khẩn cấp (15%): Phòng bệnh tật, tai nạn, hỗ trợ gia đình khi cần.
- Chi tiêu cá nhân và giải trí (5%): Cho các khoản nhỏ như quà tặng, cà phê, tụ tập, mua sắm vặt,…
Phương pháp này giúp tôi chủ động kiểm soát dòng tiền ngay từ đầu, thay vì tiêu xong mới "cố gắng tiết kiệm phần còn lại". Dù thu nhập không cao, tôi vẫn có thể dành 25% mỗi tháng nhờ kiểm soát chi phí thiết yếu.
2. Nấu ăn 100% tại nhà
Trước đây tôi ăn ngoài ít nhất 10-12 bữa mỗi tuần. Nhưng giờ đây, tôi quyết định nấu ăn hoàn toàn tại nhà. Dưới đây là những cách đã thay đổi tình hình tài chính của tôi:
- Mua thực phẩm theo tuần.
- Lên thực đơn cố định để tránh lãng phí.
- Chuẩn bị bữa trưa mang đi làm thay vì ăn ngoài.
- Cuối tuần nấu sẵn một số món rồi trữ đông cho cả tuần.
Chi phí ăn uống của tôi tiêu khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, giảm một nửa so với tháng trước. Như vậy, tôi không cần phải cắt bỏ niềm vui sống mà chỉ chuyển cách sinh hoạt để giảm bớt khoản chi "vô hình". Tự nấu ăn không chỉ tiết kiệm mà còn tốt hơn cho sức khỏe.
3. Quy tắc 30 ngày
(Ảnh minh hoạ)
Trước đây, tôi hay mua đồ theo cảm hứng, thấy món gì đẹp, rẻ là mua ngay. Bây giờ, tôi áp dụng quy tắc: Thấy món gì muốn mua → Ghi lại → Chờ đúng 30 ngày rồi mới quyết định.
Kết quả, hơn 80% món đồ tôi từng muốn đều bị tôi quên mất chỉ sau vài tuần. Cảm giác "cần mua ngay lập tức" chỉ là hiệu ứng dopamine (cảm xúc nhất thời). Khi trì hoãn, bạn nhận ra mình có thể sống bình thường mà không cần món đó. Cách này hiệu quả đặc biệt với những người hay tiêu tiền theo cảm xúc.
4. Làm thêm nhẹ nhàng - không kiệt sức nhưng tăng thu nhập
Thay vì ôm thêm một công việc phụ toàn thời gian khiến mình kiệt sức, tôi chọn làm thêm theo giờ rảnh rỗi cuối tuần: nhận chỉnh sửa nội dung, viết bài thuê. Thu nhập thêm khoảng 2–3 triệu đồng mỗi tháng và tôi không tiêu một đồng nào từ tài khoản này – toàn bộ được chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm.
Việc tăng thu nhập không nhất thiết phải gấp đôi khối lượng công việc. Chỉ cần kiếm thêm 10 –15% so với lương chính, đều đặn mỗi tháng, là đã có thể rút ngắn đáng kể hành trình tài chính.
5. Ghi lại từng đồng chi tiêu
(Ảnh minh hoạ)
Tôi bắt đầu ghi chép mọi chi tiêu vào cuốn sổ nhỏ: từ ly cà phê, tiền gửi xe đến hóa đơn điện nước. Sau 1 tháng, nhìn lại, tôi phát hiện ra những chi tiêu nhỏ như mua nước mỗi ngày hay “lướt mạng mua linh tinh” đang ngốn của tôi cả triệu đồng.
Tôi bắt đầu cắt giảm hoặc thay thế các khoản này. Thay vì mua nước mỗi ngày, tôi đầu tư một bình lọc và chai cá nhân. Hầu như chúng ta không nghèo vì tiêu tiền lớn, mà vì những tài khoản nhỏ lặp lại không kiểm soát. Ghi chép chi tiêu giúp nhìn rõ hành vi sai lệch và điều chỉnh ngay trong tuần, chứ không để đến hết tháng mới ngỡ ngàng.
Kết quả cuối năm - và một góc nhìn khác về "giàu có"
Tổng kết sau 12 tháng:
- Tôi tiết kiệm được: gần 60.000 nhân dân tệ ~(200 triệu đồng).
- Tôi không cảm thấy thiếu thốn hay bị bóp nghẹt tinh thần.
- Tôi có quỹ khẩn cấp, có khoản đầu tư nhỏ vào bản thân (khóa học, sách).
- Tôi không nợ nần, không vay mượn.
Quan trọng hơn, tôi cảm thấy yên tâm hơn với tương lai. Tôi không còn sống theo kiểu "đợi lương, chờ cuối tháng" nữa. Có thể bạn nghĩ: “Thu nhập sâu thì tiết kiệm kiểu gì?” Tôi cũng từng nghĩ như vậy. Nhưng thật ra, chỉ cần bắt đầu từ những thói quen nhỏ – ghi chép, hoãn mua sắm, nấu ăn tại nhà – bạn sẽ thấy kết quả rõ ràng. Một năm không dài. Nhưng nếu bạn kiên định với từng thói quen nhỏ, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ.
T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)