Mới đây, một cô gái chia sẻ hình ảnh ngón chân của mình bị cuốn chiếu cắn sưng phồng đen. Cô chia sẻ: "Trước giờ cứ nghĩ con này vô tri, không cắn ai, nay dính 1 phát của nó thôi đã thành thế này đây. Mọi người cứ cẩn thận cho chắc nha, nguy hiểm quá".
Nhìn hình ảnh, nhiều người bình luận: "Ghê quá", "Mình cũng tưởng nó không cắn", "Tưởng nó vô tri thật", "Cắn là hoại tử luôn"...
Thực chất, cuốn chiếu không cắn. Tuy nhiên, nó lại thải ra chất độc từ các tuyến của chúng để chiến đấu chống lại những kẻ săn mồi như nhện, kiến và côn trùng khác. Một số con cuốn chiếu có thể phun chất độc ra xa vài bước chân nếu chúng phát hiện ra mối đe dọa.
Thực chất, cuốn chiếu không cắn nhưng nó lại phun chất độc.
Trong chất độc mà cuốn chiếu phun ra có axit clohydric và hydro xyanua với tác dụng đốt cháy và làm ngạt thở đối với những kẻ săn mồi của loài con cuốn chiếu.
Với số lượng lớn, chất độc này cũng có hại cho con người. Tuy nhiên, số lượng chất độc mà con cuốn chiếu phát ra rất nhỏ nên nó không thể gây ngộ độc cho con người.
Mặc dù chất lỏng con cuốn chiếu thải ra không độc hại đối với con người, nhưng có thể gây kích ứng da hoặc thậm chí dị ứng với nó. Nếu bạn bị dị ứng với con cuốn chiếu, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như mụn nước, đỏ da, phát ban, ngứa hoặc bỏng.
Chất độc của cuốn chiếu khi dính lên người có thể gây ra tình trạng mụn nước, đỏ da, phát ban, ngứa hoặc bỏng.
Ngoài ra, một số người dị ứng với cuốn chiếu có thể bị sưng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh, phát ban lan rộng. Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay. Chính vì vậy, khi gặp cuốn chiếu, bạn cũng nên tránh xa đề phòng chất độc của cuốn chiếu dính lên cơ thể.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)