“Chẳng ai như mình, 30 tuổi vẫn là
Nhìn hình ảnh này, khó đoán Lê là một giám đốc trong ngành ngân hàng.
“Mình không mặc váy ngang đầu gối đâu. Phải rất ngắn. Đi giày cao gót. Như thế mới thấy hết được vóc dáng. Mình luôn nghĩ phụ nữ nên yêu cơ thể mình, để mà biết trân trọng bản thân”.
“Váy ngắn không có nghĩa là óc ngắn!” - Tân Lê cười. Tân Lê được gọi là "
Cô gái này bị nghi ngờ, xì xào là… đồng tính, chỉ vì lý do duy nhất: Gần 30 tuổi mà chưa lấy chồng. Từ sếp đến đồng nghiệp, bạn bè đều thẳng thừng kiểu: “Hay là… les?”, “Giới tính có vấn đề gì không thế?”.
Áp lực mang tên “gái ế”
“Sexy thế, sao ế?” - tôi hỏi, Tân Lê bảo:“Ế là ế thôi, chưa gặp được người tử tế, yêu mình và mình yêu, gọi là duyên phận chưa tới thì cứ đợi''.
Bao giờ được ăn cỗ? “Bao giờ cho ăn kẹo đây?” - Tết nào cũng “mòn” tai với câu này. Đến giờ hàng trăm, hàng nghìn câu tương tự, nghe cũng giống như những câu kiểu: “Hôm nay trời nắng nhỉ”, “ăn cơm chưa”, “đi đâu đấy”. Không còn cảm giác gì nữa. Ngày xưa mới nghe thì cũng sốt ruột. Mình có muốn thế đâu. Mình cũng đã tự đặt ra mục tiêu cho mình là trước 30 tuổi, phải có business riêng (mở quán bar), đi châu Âu và lấy chồng. Đến giờ, chỉ có điều thứ ba là chưa thực hiện được.
Hơn thế, sự lo lắng của bố mẹ làm mình rất buồn. Kiểu như: “Tại sao người khác đi đường này, con cứ phải đi đường kia?”. Đến việc mình rủ bố mẹ đi du lịch, ông bà cũng ra điều kiện: “Lấy chồng đi đã!”. Bố mẹ không sống thay mình được. Bố mẹ cũng không có quyền quyết định con lấy ai. Mình phải chọn cách sống đúng và thoải mái cho mình, chứ không phải theo cách người khác nghĩ là đúng. Càng ngày mình càng thấy dư luận không quan trọng nữa. Không vì người này người kia mà vơ vội cho xong, để có ông chồng cho đầy đủ trong mắt người khác.
Khi quanh ta là… cô đơn!
Khi đi đám cưới bạn bè, ngó nghiêng xung quanh, thấy ai cũng đi cùng chồng, vợ, người yêu, còn mình quanh năm suốt tháng đi một mình và trở thành “hot girl ế”, tâm điểm của sự chú ý. Bạn bè lại chạy tới, xúm xít câu quen: “Vẫn ế à?”. Đi đám cưới một mình, đi mua sắm một mình, càphê cũng một mình.
Năm ngoái, lúc mình đang đi Pháp, cô bạn “cặp đôi hoàn hảo” của mình đã lên xe hoa. Lũ bạn lên Facebook trêu mình rằng mình cô đơn đau khổ đến mức… bỏ nước mà đi. Thực ra mình cũng hụt hẫng. Lâu nay ế nhưng nghĩ còn có người cũng ế như mình, đỡ cô đơn. Bây giờ, xung quanh không còn ai. Rời khỏi tiệc cưới đông vui cười nói, từ nơi huyên náo đến một mình, hoặc đêm khuya từ quán bar trở về căn hộ của mình - tối um, vắng lặng, cũng muốn khóc lắm, nhưng mình chấp nhận đối mặt với việc một mình, không trốn tránh.
Thường thì mình không gặm nhấm nỗi buồn lâu, mình thường tạo ra một việc gì đó vui vui, ý nghĩa để làm, tạo ra niềm vui cho bản thân và người khác nữa. Thà có một hoạt động ý nghĩa để mình tận hưởng giây phút ấy còn hơn cả ngày buồn bã nghĩ vẩn vơ. Mình thích ý tưởng về ngày tận thế và muốn sống mỗi ngày như ngày cuối cùng của đời mình.
Trong đám đông, bạn là ai?
Trên bàn của quán bar Tân Lê mở có cuốn lyric những bài hát mọi người hay hát bây giờ. Cô gái trẻ tổ chức các buổi nhạc có guitar và người đến có thể hát, cả căn phòng hát theo. Tân Lê nhận thấy rằng ít người dám đứng lên trước đám đông để hát bài hát của mình, nhưng khi có ai đó hát, người ta rất thích hát theo. Vấn đề là chẳng mấy ai thuộc lời. Trong đám đông lộng lẫy, bạn có tin vào giá trị của mình? Mục đích sâu xa của cuốn lyric bài hát này là khuyến khích người ta thể hiện mình. Hát theo sẽ thấy vui và được chia sẻ hơn là im lặng, không làm gì cả.
Lê tôn trọng cá nhân mình hơn cả.
Hồi làm ở FPT, Tân Lê thích ý tưởng chương trình mang tên “Trong đám đông, bạn là ai?”- nói về việc chúng ta phải biết và thể hiện được giá trị của mình trong đám đông. “Hôm trước mình đi dự buổi khai trương spa dành riêng cho người mẫu, ''chân dài'', giới showbiz, rất nhiều ''ngôi sao'' xinh đẹp, mặc hàng hiệu, ai cũng lộng lẫy, nhưng mình vẫn thấy tự tin. Bởi mình hiểu mỗi người đều có giá trị riêng và cần phải trân trọng điều đó.
Cũng như hồi mình ứng tuyển vị trí giám đốc quản lý khách hàng doanh nghiệp, mình còn rất trẻ, sự tự tin đã giúp mình trúng tuyển và gây ấn tượng với người khác. Bản chất của việc này là bạn phải biết và trân trọng giá trị của riêng mình. Không phải là mác làm sếp, nhà to hay ôtô đẹp. Không phải áo quần sành điệu. Cũng không phải việc bạn có người chồng giàu, bỏ chồng hay đang ế. Tự tin và biết giá trị của mình mới là thứ làm bạn hạnh phúc, biết vui cả khi bạn ế, không thấy thế giới sụp đổ nếu ly dị hay bị chồng bỏ.
Dù bạn ế, chồng bỏ hay không giàu, bạn vẫn có giá trị của riêng mình.
Lao Động