Theo dõi các chủ đề mà đồng nghiệp quan tâm và xem phản ứng của bên kia trước khi trò chuyện
Bằng cách nói về một số chủ đề mở, bạn không phải lo lắng về việc không có chủ đề để nói khi trò chuyện với đồng nghiệp. Nhưng nếu bạn muốn tiếp tục trò chuyện, thì tất nhiên, hãy xem đối phương có hứng thú với chủ đề này không, xem phảm ứng của họ như thế nào thì chúng ta hãy tiếp tục.
Nếu bên kia không hài lòng trong cuộc trò chuyện, một khi cuộc trò chuyện tiếp tục, đó sẽ không phải là một cuộc giao tiếp đơn giản mà sẽ khiến mối quan hệ của hai người trở nên rắc rối. Hãy nói về chủ đề trước, xem đối phương có hứng thú không, từ mức độ “nóng - lạnh” của đối phương có thể biết được, từ đó có thể tự mình quyết định có nên tiếp tục trò chuyện hay không, tránh làm tổn hại đến quan hệ giữa hai bên.
Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp
Đây là một trong những lưu ý quan trọng nhất khi giao tiếp. Chúng ta sống trong một tập thể, mỗi người sẽ có một ý kiến, quan điểm riêng, và thay vì liên tục bác bỏ, phản biện, chúng ta hãy biết cách tôn trọng. Trong một cuộc tranh luận, đừng luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng, hay mình đang rất hiểu đối phương nghĩ gì. Nếu trong quan hệ đồng nghiệp điều này không được coi trọng, những bất đồng, mâu thuẫn sẽ có cơ hội để phát sinh và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.
Lắng nghe và thấu hiểu
Khi lắng nghe cần xem người nói là duy nhất, không chỉ nghe bằng tai mà còn phải nghe bằng tâm để hiểu, nhìn thấy được ẩn ý trong lời nói. Việc lắng nghe và thấu hiểu một cách chân thành không chỉ giúp bạn nhìn thấu vấn đề mà còn tạo ra sự gắn kết thân mật, gần gũi hơn với mọi người xung quanh.
Kỹ năng lắng nghe còn giúp bạn tiếp thu những ý kiến đóng góp của sếp, đồng nghiệp. Từ những đóng góp này, bạn cần tự nhìn nhận lại bản thân để hoàn thiện mình.
Nói chuyện bằng thái độ cởi mở, chân thành
Chân thành, cởi mở là cách ứng xử trong giao tiếp căn bản nhất mà mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ. Thực tế, bản chất của người Việt là rất sợ mất lòng nhau. Để tránh làm phật ý đối phương, họ thường lấp liếm bằng những câu nói hay hành động trái với lòng mình. Bên cạnh đó thì sự cạnh tranh trong công việc cũng là nguyên nhân đẩy con người ta vào những thế cạnh tranh, xu nịnh lãnh đạo.
Thực tế, chính những điều này đã tạo ra một rào cản vô hình ngay trong chính mối quan hệ của chúng ta. Thay vì những lời nói dối, bạn hãy góp ý một cách chân thành, thể hiện cho đối phương biết rằng mình có ý tốt cho họ. Đồng thời, hãy cho họ thấy thái độ cởi mở và nhiệt thành của mình nhé.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)