Thấy bạn bè lúc nào cũng sang trọng, lỗng lẫy trong những chiếc xe ga và những bộ váy đắt tiền, Trang không khỏi chạnh lòng. Bao nhiêu cuộc nhậu nhẹt, tụ tập cùng với lớp Trang đều trốn tránh bởi cô nghĩ mình thuộc “hàng thấp kém” không nên lui tới những nơi mà bạn bè cô vẫn hay đến.
Học Đại học đã là một khó khăn với Trang. Bố mẹ ở quê cũng chỉ làm nông dân cả, không có tiền lo cho Trang bằng bạn bằng bè. Trang cũng ý thức được điều đó nên cô tiêu pha rất dè dặt, tiết kiệm. Nhìn dáng vẻ của Trang ai cũng biết, Trang không có gì là giàu có.
Cuộc sống vất vả nhiều, ngày đi học, tối đi làm thêm và đi dạy gia sư khiến Trang già đi nhiều so với tuổi. Nhưng bù lại Trang lại có một dáng dấp rất cao dáo và mảnh mai. Cũng có nhiều anh chàng để ý đến nhưng Trang không có nhiều thời gian dành cho việc yêu đương, tán tỉnh.
Cuộc sống cứ bình lặng trôi đi như thế suốt mấy năm Trang học đại học. Bố mẹ cũng không ít lần nhắc nhở con gái phải chăm chút cho bản thân mình. Nhưng Trang nghĩ bụng, có chăm thế chăm nữa cũng chẳng bằng bạn, bằng bè nên thà rằng để cho mình “nhà quê” một thể.
Ngày nào đi về bạn của Trang cũng xách theo không biết bao nhiêu túi đồ,
toàn là hàng hiệu và tỏ vẻ hãnh diện về mình và bạn trai của mình.
(ảnh minh họa)
Ít phải để bố mẹ bận tâm đến việc học hành và làm ăn nên vì thế mà cô được bố mẹ hết sức tin cậy. Ngày ra trường, Trang chuyển ra cùng khu nhà trọ với cô bạn gái. Cuộc sống tự lập bên ngoài mới bắt đầu, còn nhiều cám dỗ và phức tạp nhưng Trang cố gắng để khắc phục. Vẫn những việc diễn ra như thường lệ nên cuộc sống của Trang cũng không có nhiều biến đổi.
Ở lâu dần với cô bạn cùng phòng Trang phát hiện ra bạn mình có những mối quan hệ rất mờ ám. Ngày ngày, bạn cô đều diện những bộ máy lộng lẫy, nhưng đôi giày có gót sáng loáng và đi chơi rất muộn, thậm chí có nhưng đêm không về. Trang cảm thấy nghi ngờ về cách sống ấy nhưng cũng không tiện hỏi. Nhưng ở với nhau thật khó giấu giếm chuyện riêng tư. Tất cả những cảm xúc đều hiển hiện trên khuôn mặt.
Ngày nào đi về bạn của Trang cũng xách theo không biết bao nhiêu túi đồ, toàn là hàng hiệu và tỏ vẻ hãnh diện về mình và bạn trai của mình. Chỉ đến khi Trang gượng hỏi thì bạn của cô mới nó cho cô biết. Người mà người bạn ấy gọi là người yêu chính là một gã đại gia, có đến hai đời vợ. Thế nhưng con gái vẫn bám theo gã rất nhiều chỉ vì gã có tiền, rất nhiều tiền. Thấy cuộc sống của Trang khó khăn lại vất vả, nhiều lúc cô bạn cùng phòng ngỏ ý muốn “đưa Trang vào đời”. Thế nhưng Trang kiên quyết từ chối và tránh né.
Sống với bạn bè, kẻ “cao”, người “thấp”, nhiều lúc Trang cũng thấy tủi cho bản thân mình. Từ ngày đi học, đi làm rồi đến khi ra trường, chưa bao giờ Trang dám mua cho mình một món đồ có giá trị. Gọi là có giá trị với Trang nhưng có lẽ nó cũng chả là gì so với cô bạn cùng phòng. Thấy bạn giàu có , sa hoa nhiều lúc Trang cũng siêu lòng, ngỏ ý muốn thử đi chơi cùng bạn xem cái gã đàn ông của bạn mình là người như thế nào.
Cũng không biết tự bao giờ Trang bị những món đồ ấy bắt mắt. (ảnh minh họa)
Quả thật cuộc sống có tiền có khác. Trang đã bị choáng ngợp bởi những khung cảnh lãng mạn, những món ăn đắt tiền và những món đồ có giá trị. Hắn cũng không ngần ngại tặng quà cho Trang, coi như lần đầu gặp mặt. Vì từ khi sinh ra chưa bao giờ được sở hữu những món đồ như vậy nên Trang rất lấy làm thích thú.
Cả đêm về nhà Trang ngắm món quà quý giá. Bạn Trang bảo, nếu thích lần sau có thể tặng cho Trang nhiều hơn. Và những cuộc đi chơi ngày càng dày đặc. Không chỉ có Trang, bạn trang và gã đàn ông kia mà còn có thêm một đại gia tầm gần 50 tuổi. Có lẽ đó là để “dắt mối” cho Trang.
Cũng không biết tự bao giờ Trang bị những món đồ ấy bắt mắt. Cô lao vào “cuộc chơi” thậm chí còn cuồng nhiệt hơn người bạn của mình. Trang đã thay đổi hẳn từ cách ăn mặc đến cách nói năng. Cô tự nghĩ, bạn mình cũng thế được tại sao mình không. Rồi cứ trong sáng mãi cũng chả ai phân biệt được “kẻ đục, người trong” nên cô cứ dấn thân vào.
Được đại gia mua cho đủ thứ đồ đắt tiền, Trang bây giờ bỗng hóa thành một cô tiểu thư xinh đẹp trong mắt mọi người. Bố mẹ cô ở quê không hề hay biết về con gái của mình, họ chỉ biết rằng, con của họ làm ăn được, kiếm ra tiền nên hàng tháng vẫn nhận một khoản kha khá.
Còn Trang đã lao vào rồi thì không dứt ra được. Cô không biết rồi đến khi bị “đá” liệu cô có sống nổi không vì cô đã quen với việc có người “bao bọc” mình. Nếu chỉ một thân một mình phấn đấu thì có lẽ cô mãi cũng sống trong nghèo khổ và chật vật. Cô tự ngẫm “nếu không có người bao bọc, liệu mình có sống nổi không”?
Eva