Phòng nhân sự không phải là người bạn nên nói chuyện
Rất nhiều nhân viên trong công ty thường xuyên nói chuyện với phòng nhân sự, trưởng phòng hành chính nhân sự xoay quanh những khó khăn, vấn đề gặp phải trong công việc.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng phòng nhân sự của công ty không phải là người mà bạn nên chia sẻ những điều này, nhiệm vụ chính của phòng nhân sự không phải là giúp đỡ nhân viên mà là bảo vệ lợi ích của công ty không bị nhân viên làm tổn hại.
Nhiều người có thể nghĩ rằng bộ phận nhân sự là “bạn” của họ, thậm chí đôi khi nói với bộ phận nhân sự những bức xúc, khó khăn trong công việc với một thái độ thực sự phản cảm. Tiếc rằng, gần như chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ đạt được mục đích của mình và không ai có thể cho bạn biết câu trả lời chính xách nhất, thậm chí bạn còn có thể bị xa thải một cách rất phũ phàng.
Công ty sẽ không chủ động tăng lương, chỉ có thể tự mình yêu cầu tăng lương
Bạn có hài lòng với mức lương của mình không? Nếu bạn không hài lòng, hãy yêu cầu tăng lương.
Trong công ty, về cơ bản là không thể đợi sếp chủ động tăng lương cho bạn, bạn nên chủ động nếu muốn tăng lương. Tất nhiên, chỉ khi chúng ta có năng lực thì việc đề xuất tăng lương mới có kết quả, và sau khi sếp thấy được giá trị của bạn, đôi bên cũng sẽ hợp tác vui vẻ.
Tất nhiên, có thể kết quả không như ý, nên đừng hỏi sếp tại sao, điều này không tốt cho cả đôi bên.
Không có quyền tự do ngôn luận tại nơi làm việc
Có thể ngày đầu tiên bạn đi làm, những người trong phòng nhân sự sẽ rất cởi mở với bạn, nói về những điều tốt đẹp trong công ty của “chúng ta”. Trong nhiều cuộc họp, tổng giám đốc sẽ nói: “Mọi người cứ thoải mái phát biểu, tôi sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của bạn và giải quyết vấn đề của bạn trong khả năng cho phép”, tuy nhiên, đừng rơi vào “cái bẫy” này.
Hầu hết các công ty không có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi bạn bày tỏ suy nghĩ thực sự của mình về các chính sách, môi trường hoặc hệ thống của công ty trước mọi người, công ty sẽ coi bạn là “kẻ phản diện”. Họ nghĩ bạn “nguy hiểm” và sẽ đẩy bạn đi theo nhiều cách khác nhau.
Đừng bao giờ trực tiếp yêu cầu được thăng tiến
Việc nói với người quản lý rằng bạn đã sẵn sàng được thăng tiến sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng, thậm chí quan ngại về bạn. Thay vào đó, bạn hãy chứng minh bằng những việc làm cụ thể, những nỗ lực trên mức bình thường.
Có một sự thật là các kế hoạch thăng tiến cho vị trí nào đó luôn được bí mật cho đến khi công khai với người lao động.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)