Một vài năm đầu quán ít khách, nhưng rồi ngày càng có nhiều người đàn ông ghé ăn nhậu đến khuya bởi chị N. cứ phơi phới sức xuân, mắt liếc “đẩy đưa”.
Ảnh minh họa - Internet
Đang công tác trong ngành quân đội, nhưng vợ chồng chỉ có đứa con trai độc đinh nên ông Nguyễn Quang T. xin nghỉ hưu sớm, về quê tìm người cưới vợ cho con để sớm có cháu nối dõi tông đường. Lần lữa mãi không được, cuối cùng anh S. (con ông T.) cũng lấy vợ theo sự sắp xếp của bố mẹ. Cô gái mà anh S. nên duyên là chị Trần Thị N. khá xinh đẹp, gần nhà, bố mẹ cô cũng thuộc hàng gia giáo và cũng là đồng nghiệp với ông T. một thời.
Cưới nhau rồi, cuộc sống vợ chồng anh S. không quá nghèo nhưng cũng chẳng mấy giàu có khi cả hai không có việc làm ổn định, chỉ nhờ vào việc chăn nuôi lợn và làm 3 sào ruộng khoán. Khi phong trào đi xuất khẩu lao động nở rộ, anh S. bàn với chị N. chưa vội sinh con mà lo góp tiền để anh đi xuất khẩu lao động. Trước khi “bay”, thương vợ “liễu yếu đào tơ” không đủ sức để chăn nuôi, ruộng đồng nên anh S. mở một cái quán nhỏ bên trục đường liên xã để chị N. buôn bán cho đỡ vất vả. Anh S. đi một năm, hai năm... đến năm thứ ba hết hợp đồng lao động thì gia hạn thêm 2 năm nữa. Cũng chừng ấy năm ở nhà, hàng quán của chị N. chuyển từ bán tạp hóa sang bán rau quả và cuối cùng là bán hàng ăn.
Quán bún giò của chị N. lúc đầu được gia đình bố mẹ chồng ủng hộ, phụ giúp, nhưng về sau ông bà mệt mỏi nên chuyển về ở hẳn tại nhà riêng, để chị một mình tự tính toán buôn bán. Cũng từ khi bố mẹ không làm chung nữa, chị N. tìm cách tạo “thương hiệu” theo kiểu “má hồng em lả lơi, mời nam nhân cứ vào” nên thu hút nhiều khách nam đến ăn nhậu. Nhiều khách vào quán với ý định ăn bún, nhưng có những khách ghé là để chơi trò ong bướm. Rồi tiếng đồn chị N. bán bún thì ít mà “bán hoa” thì nhiều càng khiến khách đến mỗi ngày một đông, trong đó có gã lái bò lắm tiền, đô con nhưng vợ xấu. Ông T. cũng nghi ngờ con dâu quan hệ bất chính với gã lái bò này, nhưng vì chưa có chứng cứ nên không dám lên tiếng can ngăn. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng vợ chồng ông T. quyết định “mai phục” để “bắt sống” nàng dâu trắc nết.
Vào chập tối một ngày mới đây, vợ chồng ông T. vừa cơm nước xong thì trời cũng chuyển gió ầm ầm như muốn mưa. Giờ G đã đến, ông T. gọi điện cho con dâu: “Bố mẹ có công việc không về, con sang nhà lấy quần áo cất và khóa cổng ngõ lại nhé!”. Không mảy may nghi ngờ, chị N. vội chạy về nhà bố mẹ chồng lấy quần áo vào, khóa kỹ cổng ngõ. Tất nhiên, trong khoảng thời gian chị N. bị “điều” đi thì vợ chồng ông T. cũng đã bí mật lên “lót ổ” trên gác xép của quán ăn.
Xong đâu vào đấy, chị N. trở về quán mà lòng vui vô kể, bởi trời sắp mưa, bố mẹ chồng không về thì tha hồ mà “tình tự” với tình nhân. Chị N. lấy điện thoại ra, bấm: A-lô! Trời sắp mưa, ông bà già đi vắng, anh đến ngay nhé, nhớ anh quá!”. Từ trên gác xép nhìn xuống, ông bà T. thấy cô con dâu chuẩn bị rượu, thịt, nước ngọt bày lên bàn. 20 phút trôi qua, sau 3 tiếng gõ cửa cooc! cooc! cooc, một gã đàn ông to cao bước vào và ông bà T. nhận ra ngay đó là gã lái bò. Cánh cửa vừa cài lại, đèn ngủ bật lên, đèn sáng tắt rụp, hai người lao vào quấn chặt lấy nhau.
Rồi khi hai kẻ đang cơn cao trào thì cũng là lúc vợ chồng ông T. từ trên gác bước xuống, bật điện. Bà T. chĩa máy ảnh bấm lia lịa, còn ông T. cầm tuýp sắt vung lên định vụt vào gã lái bò, nhưng ông kịp dừng lại vì phát hiện người nằm trên không phải là hắn, mà là... cô con dâu! Ông lệnh cho đôi “gian phu dâm phụ” mặc quần áo vào để nói chuyện phải trái. Gã lái bò quỳ lạy van xin ông bà T. đừng làm to chuyện vì sợ vợ con ở nhà biết thì gia đình tan vỡ. Gã hứa sẽ đền... tiền và không bao giờ quay lại quán nữa rồi tháo chạy thục mạng trong đêm mưa. Trên giường, chị N. ngồi chết lặng, mặt cúi gằm. Bà T. lặng lẽ kéo ông T. về.
Mấy ngày sau, cô N. đóng cửa quán rồi lặng lẽ bắt xe đò vào Nam.
Công An Đà Nẵng