Verkhoyansk, Russia
Nằm sâu trong Siberia, Verkhoyansk là thành phố lạnh nhất thế giới, nổi tiếng với một mùa đông dài bất tận kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm với mức nhiệt rơi vào khoảng -50 đến – 40 độ C. Trung bình mỗi ngày thành phố này chỉ có 5 giờ nắng. Ngày nay, đây là nơi sinh sống của 1500 người, có rất ít khách du lịch ghé thăm thành phố khắc nghiệt này.
Hồ nguy hiểm Kivu ở Cộng hòa Congo và Rwanda
Được biết đến là một trong những hồ lớn nhất ở châu Phi, hồ Kivu nằm giữa biên giới hai nước Congo và Rwanda. Sâu dưới lòng của hồ nước này là 65 km3 khí Metan và 256 km3 khí CO2, nếu trữ lượng này rò rỉ, có thể dẫn đến một vụ nổ khí methan, gây nên trận sóng thần trong hồ và giết hại 2 triệu cư dân sống gần đó. Tuy nhiên, suy nghĩ theo chiều tích cực, vụ nổ này chỉ có khả năng kích hoạt khi ngọn núi lửa dưới hồ bắt đầu hoạt động.
Thung lũng Minquin, Trung Quốc
Thung lũng Minquin là một ốc đảo đang dần bị thu hẹp và mặc kẹt ở giữa hai sa mạc. Khu vực này ngày càng trở nên khô hạn hơn với 130 ngày trong năm bị ảnh hưởng bởi gió bụi, bão cát và tiếp tục bị các sa mạc xung quanh lấn chiềm dần những diện tích vốn đã ít ỏi để trồng cây xanh.
Kể từ năm 1950, hơn 100 dặm vuông đã bị cát che phủ và trở thành những vùng đất hoang, với diện tích đất ngày càng ít và khả bị tổn thương tăng lên, chính phủ Trung Quốc đã chính thức coi là Minqin một khu vực thảm họa sinh thái và bắt đầu di dời hơn 2 triệu người dân sinh sống ở đây đi nơi khác.
Thành phố Dallol, Ethiopia
Nếu Verkhoyansk là thành phố lạnh nhất trên thế giới, thì Dallol có nhiệt độ trái ngược hoàn toàn. Đây là nơi nóng nhất trên trái đất có người sinh sống với nhiệt độ vào mùa hè có thể lên tới 65 độ C và nhiệt độ trung bình năm luôn ở mức 34 độ C.
Tuy nhiên đây chưa phải là điều khắc nghiệt duy nhất, khu vực này nổi tiếng với những đụn muối, những ngọn núi lửa còn hoạt động và các trận động đất xảy ra thường xuyên. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên với tất cả điều kiện tự nhiên kể trên, nơi đây đã nhanh chóng trở thành một thị trấn ma.
Somalia
Kể từ cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 1990, Somalia đã bị chia thành 20 nhóm và liên tiếp gây chiến với nhau. Dịch bệnh, nạn đói và sự quản lý không hiệu quả của nhà nước đã góp phần vào sự gia tăng của tình trạng khủng bố, tội phạm và bạo lực.
Nạn đói là một vấn đề ám ảnh quanh năm trên toàn đất nước Somalia, từ năm 2010 đến năm 2012 đã cướp đi sinh mạng của hơn 260.000 người. Theo bảng xếp hạng hàng năm của chính sách đối ngoại và Quỹ Toàn cầu vì hòa bình, Somalia là quốc gia thất bại nhất trên thế giới. Chính vì vậy, khách du lịch là điều không hề tồn tại ở đất nước này.
Sana’a, Yemen
Nếu như không có chiến tranh và bạo lực, có lẽ Yemen sẽ là một điểm đến du lịch thú vị với nền văn hóa và kiến trúc Ả rập hết sức đặc biệt. Tuy nhiên nơi đây đã trở thành một vùng đất bị quên lãng theo thời gian, vào năm 2013, một loạt các vụ đánh bom và xả súng đã giết chết hơn 50 người và làm bị thương nhiều hơn. Ngoài ra, các cô gái Yemen tiếp tục phải chịu hủ tục tảo hôn đầy bất công. Theo Tổ chức giám sát nhân quyền hơn một nửa trong số các cô gái trẻ Yemen đã kết hôn trước 18 tuổi, và trong số họ 14% đã kết hôn trước 15 tuổi.
Gonaïves, Haiti
Thành phố này được coi là thiên đường của những cơn bão. Trung bình, trong một năm thành phố lớn nhất Haiti phải hứng chịu 4 trận bão nhiệt đới liên tiếp tàn phá. Khi cơn bão cuối cùng đi qua, thành phố Gonaïves gần như bị nhấn chìm trong biển. Phần lớn thành phố ngập trong bùn và nước bẩn, số người chết có thể lên tới 500 người. Trận bão có mức độ tàn phá kỷ lục nhất diễn ra vào năm 2004 khiến 104.000 người dân chịu ảnh hưởng nặng nề, ít nhất 3.000 người chết và thành phố gần như hoàn toàn bị san bằng.
Depplus.vn/MASK