1. Jerusalem, Israel:
Trước kia, Jerusalem được coi là trung tâm của thế giới, nó là thánh địa của cả ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái. Bởi vậy, thành phố này đã trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo, với nhiều nhà thờ, tu viện, giáo đường và là điểm hành hương hàng năm. Đối với người Do Thái, Jerusalem là thành phố vua David của Israel đã xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và là nơi vua Solomon xây đền thờ đầu tiên. Trong khi đó, theo Kinh thánh Tân Ước, chúa Jesu đã bị đóng đinh lên thánh giá chính tại Jerusalem. Và trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni, đây là thành phố quan trọng thứ ba, sau Mecca và Medina, bởi đây là điểm dừng chân trong Hành trình Đêm kỳ bí của Muhammad.
2. Thánh địa Mecca, Ả Rập Xê-út:
Theo quy định của đạo Hồi, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong đời phải tự hành hương về thánh địa linh thiêng Mecca bằng chính kinh phí của mình và cuối mỗi cuộc hành hương, họ sẽ có được danh hiệu Haji. Địa điểm thu hút khách hành hương mỗi năm chính là Tòa thánh Kaba, một trung tâm giáo hội Hồ giáo, được xây dựng bởi nhà tiên tri Ibrahim và con trai Ismail để tôn thờ đức thánh Ala. Tuy nhiên, ở đây lại có một luật lệ là chỉ những người theo đạo Hồi mới được phép tham quan thánh địa Mecca, nếu không sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.
3. Thánh địa Varanasi, Ấn Độ:
Nằm bên bờ sông Hằng, Varanasi là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới. Còn đối với các tín đồ Hindu giáo và Kỳ na giáo, đây được coi là thánh địa linh thiêng nhất. Nó cũng liên quan chặt chẽ với Phật giáo, bởi Đức Phật Thích Ca thuyết bài pháp đầu tiên của mình tại đây sau khi thành đạo. Du khách tới đây có thể tới thăm ngôi đền Kashi Vishwanath, nơi ở dành riêng cho thần Shiva – vị thần thứ ba trong ba vị thần lớn nhất của Hindu giáo. Sông Hằng, được coi là con sông thánh, hóa thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Người dân Varanasi coi việc tắm mình trong dòng sông Hằng linh thiêng vào buổi sáng là cách để rửa sạch mọi tội lỗi trên đời.
4. Bodh Gaya, Ấn Độ:
Nằm ở vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7km, Bodh Gaya, hay còn gọi là Bồ Đề Đạo Tràng, là nơi nổi tiếng linh thiêng vì Đức Phất đã giác ngộ dưới cây bồ đề tại thánh địa này. Du khách tới thăm Bodh Gaya đều phải tới bằng được chốn linh thiêng nhất đó là cội bồ đề và đền Mahabodhi với kiến trúc kim tự tháp ấn tượng. Xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng có cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ với dáng vẻ riêng biệt theo văn hóa và kiến trúc riêng, nhưng tất cả đều hướng về thờ Phật.
5. Thành Vatican, Ý:
Là một khu biệt lập có tường bao bọc nằm gọn trong thành phố Roma của Ý, thành Vatican được xem là trung tâm quyền lực của Giáo hội Công giáo, có ảnh hưởng lớn đến hàng tỉ dân công giáo trên toàn thế giới (chiếm 1/7 dân số thế giới). Du khách tới đây có thể ghé thăm các địa danh linh thiêng nhất của Vatican là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nhà nguyện Sistina và Bảo tàng Vatican. Đây là những nơi lưu trữ một số bức tranh và tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới.
6. Nhà thờ Hagia Sophia, Thổ Nhĩ Kỳ:
Trong thế kỷ thứ 6, Hagia Sophia được xây dựng ở Constantinople, thủ phủ cũ của Đế chế Byzantine, đại diện cho quyền lực của Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương. Đây từng là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm và nổi tiếng với kiến trúc mái vòm bát úp đồ sộ. Tuy nhiên, vào năm 1453, Constantinople đã bị đế quốc Ottaman chiếm đóng và Hagia Sophia đã bị biến thành một nhà thờ Hồi giáo. Tòa nhà là nơi thờ phụng của Hồi giáo cho đến năm 1935, nó được chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chuyển thành một viện bảo tàng và được mở cửa cho du khách tham quan.
7. Vòng tròn đá Stonehenge, Anh:
Một trong những địa danh tôn giáo đầu tiên được cho là vòng tròn đá Stonehenge bí ẩn. Các nhà khảo cổ tin rằng nó được xây dựng khoảng 4000 đến 5000 năm trước. Loài người hiện nay vẫn chưa thể giải đáp ai là người đã tạo ra Stonehenge và để làm gì. Một số kết luận khảo cổ gần đây cho rằng Stonehenge là nơi yên nghỉ của tầng lớp quý tộc Anh vào khoảng thế kỷ 19 trước Công nguyên, và cũng là nơi tiến hành những nghi thức hỏa táng lâu đời nhất trên thế giới.
8. Đền Harmandir Sahib, Ấn Độ:
Được xây dựng vào thế kỷ 17, Harmandir Sahib, hay còn gọi là Đền Vàng, là ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh. Vị Guru thứ năm của đạo Sikh đã xây dựng Harmandir Sahib là điểm đến của thế giới tâm linh với tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau. Vào thế kỷ 19, ngôi đền được phủ phần mái bằng vàng, tạo nên vẻ đẹp hào nhoáng như hiện tại, bởi thế nó có cái tên là Đền Vàng. Du khách đã từng đặt chân tới đây đều không thể quên được các kiến trúc, các b
9. Những khu vườn Bahá'í, Israel:
Đạo Bahá'í là một tôn giáo ít được biết đến, mặc dù nó là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất với hơn 5 triệu tín đồ. Bởi vậy, mà các địa danh, cấu trúc tôn giáo của Bahá'í thường bị du khách bỏ qua. Kiến trúc này có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, và nổi tiếng ở Israel là 2 thánh địa linh thiêng: đền thờ Đức Bahá’u'lláh và đền thờ Đức Bab. Kiến trúc đền thờ Đức Bab với một mái vòm bằng vàng, những bức tường ốp đá cẩm thạch trắng tại đền thờ và những khu vườn tuyệt đẹp xung quanh.
10. Nhà thờ Đức bà Paris, Pháp:
Khi nói đến công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng nhất thế giới phải kể đến Nhà thờ Đức bà Paris, một biểu tượng không thể thiếu của thủ đô Paris tráng lệ. Đây là một trong những nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothique của Pháp. Được khởi công xây dựng từ năm 1163 nhưng phải mất 2 thế kỷ, công trình vĩ đại này mới được hoàn thành. Nhà thờ Đức bà Pari được xây dựng có các cột chịu vòng cung bên ngoài, các cửa sổ kính màu rộng lớn tuyệt đẹp, và được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc bằng đá ấn tượng. Không những thế, kiến trúc độc đáo này hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cũng bởi nó đã đi vào văn chương Pháp qua tác phẩm nổi tiếng “Thằng gù nhà thờ Đức bà” của đại văn hào Victor Hugo.
Theo Zing.vn