Khác với hang động núi Lookout, hang động thác Ruby không có lỗ hở tự nhiện và không thể vào bên trong mãi cho tới thế kỷ 20, khi lối vào tự nhiên của hang động núi Lookout phải đóng cửa để xây dựng đường sắt ngầm vào năm 1905.
Leo Lambert, một người đam mê hang động và hiểu biết về hang động núi Lookout đã cùng với một số cộng sự quyết định tìm kiếm một lối vào hang khác. Đến mùa thu năm 1928, nhóm đã tình cờ phát hiện ra một hang động nằm sâu 80 m dưới lòng đất và còn cao hơn hang động núi Lookout 48 m.
Lambert đã cùng với một nhóm nhỏ bước vào lối đi này để tìm kiếm một hang động mới. Khi đang khám phá, họ đã phát hiện ra những khối đá lạ kỳ và một dòng suối chảy. Men theo lối đi vào phía trong, cuối cùng họ đã tìm ra được “viên ngọc “của hang động, một thác nước tuyệt đẹp. Lamber cùng với những cộng sự đã choáng ngợp trước vẻ đẹp lộng lẫy của thác nước này và ngay lập tức trở về để thông báo cho mọi người biết.
Khi trở lại hang động lần thứ hai, Lambert đã dẫn theo một số người khác vào chiêm ngưỡng thác nước tuyệt đẹp này, trong đó có vợ của ông. Và cũng từ đây Lambert quyết định đặt tên cho thác nước là “Ruby Falls” (Thác nước Hồng Ngọc).
Lambert đã lên kế hoạch mở cửa cả hai hang động núi Lookout và hang động thác Ruby cho du khách vào thăm quan. Nhưng do không được nhiều du khách quan tâm vì vậy ông đã cho đóng cửa hang động núi Lookout vào năm 1935. Còn hang động thác Ruby vẫn tiếp tục được phát triển.
Ruby Fall là hang động đầu tiên trên thế giới được điện khí hóa, với hệ thống đèn được được lắp bên trong các hang đá. Sau này, hang động còn được trang bị thêm hệ thống thang máy giúp cho du khách có thể dễ dàng di chuyển vào bên trong.
Hang động thác Ruby là địa điểm thu hút đông đảo du khách ưa khám phá với hàng ngàn lượt khách ghé đến mỗi năm.
Theo Khampha.vn